Những dấu ấn đặc biệt của nền kinh tế Việt Nam trong năm COVID-19
Điểm danh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu vượt ngưỡng tỷ đô / Cà phê cảnh quan - hướng phát triển bền vững của ngành cà phê Đắk Lắk
Dưới đây là 10 sự kiện kinh tế năm 2020 do VTV bình chọn:
1. Nền kinh tế hiếm hoi tăng trưởng dương, đứng đầu Đông Nam Á
Dịch bệnh, thiên tai hoành hành khiến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm nay thấp nhất trong nhiều năm, song Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP dương,với mức tăng 2,91% so với năm trước, thuộc nhóm nước có tăng trưởng cao nhất thế giới.
Bất chấp đại dịch COVID-19, Việt Nam vẫn kiên cường duy trì tăng trưởng dương ở mức gần 3% trong năm 2020. (Ảnh: Dân trí)
2. Giải ngân đầu tư công đạt mức tăng cao nhất trong một thập kỷ
"Giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị và kết quả giải ngân là căn cứ đánh giá hoàn thành nhiệm vụ" - nhận định từ Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã nêu cao quyết tâm và những chỉ đạo sát sao của Chính phủ, kết quả: Năm 2020, giải ngân vốn đầu tư công được đẩy mạnh,ước tính đạt 466,6 nghìn tỷ đồng, bằng 91,1% kế hoạch năm và tăng 34,5% so với năm trước. Đây làmức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2020.
3. Nhiều khung pháp lý vì doanh nghiệp được quốc hội thông qua
Trong hai kỳ họp thứ 9 và 10 diễn ra trong năm 2020, Quốc hội khóa XIV đã thông qua 17 Dự án luật, trong đó, một số luật có tác động sâu rộng tới nhiều đối tượng của nền kinh tế. Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp 2020 đã bổ sung, sửa đổi nhiều quy định, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp đăng ký đầu tư, cắt giảm chi phí và thủ tục hành chính;hướng đến mục tiêu tổng thể làtiếp tục tạo dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, minh bạch, bình đẳng, an toàn và thân thiện cho mọi người dân, doanh nghiệp, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư kinh doanh.
4. EVFTA chính thức có hiệu lực, Hiệp định RCEF ký kết – "Cao tốc" hội nhập của Việt Nam tiếp tục rộng mở
EVFTA có hiệu lực tạo cơ hội lớn cho xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. (Ảnh: Báo Đầu tư)
Việt Nam ký kết nhiều Hiệp định Thương mại mang tầm chiến lược như CPTPP, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), gần đây là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và dự kiến sắp tới sẽ là Hiệp định Thương mại tự do Vương quốc Anh - Việt Nam (UKVFTA) có nghĩa là Việt Nam gần như đã hợp tác với tất cả các đối tác trên toàn cầu. Với những nội dung cam kết toàn diện và ở mức cao, các hiệp định này đã tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam trong năm 2020 và sẽ tiếp tục tác động lâu dài trong các năm tới.
5. Tác động của COVID-19: Số doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể tăng cao nhất trong 5 năm. Ngành du lịch, hàng không tìm cách xoay xở trong đại dịch
Năm 2020 có 101,7 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, mức tăng cao nhất trong 5 năm,tập trung vào khu vực doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, ăn uống,bất động sản, dịch vụ môi giới, logistics, sản xuất nhỏ lẻ, vận tải nhỏ…
Năm 2020, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giảm trên 80%. Ảnh minh họa:TTXVN
Cùng chung tình cảnh với thế giới, hàng không Việt Nam điêu đứng do số lượng khách hàng và số chuyến bay khai thác đều sụt giảm mạnh. Vietnam Airlines đã lỗ trên 15.000 tỷ đồng.
Ngành du lịch cũng thiệt hại nặng nề với lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giảm trên 80%, khách du lịch nội địa giảm gần 50%. Ước tính tổng thiệt hại của ngành du lịch lên đến 530 nghìn tỷ đồng.
6. Kích hoạt hàng loạt gói hỗ trợ cứu nguy cho "sức khỏe" doanh nghiệp
Trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 diễn biến khó lường, doanh nghiệp buộc phải thích nghi trong trạng thái bình thường mới. Nhiều giải pháp được kích hoạt để vừa chống dịch, vừa phục hồi, phát triển sản xuất. "Sức khỏe" của doanh nghiệp tốt thì công ăn việc làm được giải quyết, mới đóng góp sự phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn khó khăn. Các chính sách rất kịp thời được ban hành tương đối đầy đủ và đồng bộ, thể hiện ở các gói hỗ trợ lớn.
7. Tác động COVID-19: Lãi suất thấp nhất trong một thập kỷ, giá vàng nhảy múa, bất động sản lập giá mới
Năm 2020 là một năm đầy thử thách nhưng cũng để lại nhiều nhiều dấu ấn của ngành ngân hàng, mà một trong số đó là sự sụt giảm liên tục của lãi suất. Ngân hàng Nhà nước cũng đã có tới 3 lần cắt giảm lãi suất điều hành, tạo điều kiện cho nhiều lãi suất trên thị trường xuống mức thấp kỷ lục. Năm 2020, bất ổn kinh tế toàn cầu, nhất là ảnh hưởng từ dịch COVID-19 khiến các nhà đầu tư đổ tiền vào vàng như một tài sản "trú ẩn" an toàn, giá vàng đã có một 'chuyến tàu lượn siêu tốc’, vượt ngưỡng 2000 USD/ounce rồi lại dao động liên tục quanh mức 1800 USD/ounce.
8. Chứng khoán bùng nổ, lượng nhà đầu tư F0 tăng cao kỷ lục
Bất chấp dịch COVID-19 bùng phát, thị trường chứng khoán Việt Nam tăng trưởng gần 60% kể từ vùng đáy, vượt mốc 1000 điểm, có lúc chạm 1060 điểm. Đây là diễn biến phục hồi ngoạn mục bất chấp các rủi ro dịch bệnh. Thị trường ghi nhận quy mô tham gia của nhà đầu tư mới cao chưa từng thấy trong lịch sử, tính đến hết tháng 11/2020, tổng số tài khoản mở mới trong năm đạt 332.886 tài khoản, trong đó nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới 329.452 tài khoản. Thị trường Việt Nam cũng xác lập kỷ lục 2 tháng liên tiếp (tháng 9 và 10) khi có mức tăng trưởng mạnh nhất thế giới.
9. Ma trận đa cấp biến tướng 4.0: Khó lường!
2020 cũng là năm bùng nổ mô hình đa cấp biến tướng, bắt theo những trào lưu công nghệ như Forex, tiền ảo, mạng xã hội, 5G… Có nhiều mô hình từ những pháp nhân từ nước ngoài thâm nhập vào Việt Nam. Những cuộc càn quét của các mô hình đa cấp biến tướng đội lốt dưới những dự án thương mại điện tử, công nghệ 4.0 đang vươn vòi về tận các làng quê, thôn xóm. Sự dối trá, lọc lừa khiến cuộc sống hàng nghìn người đang bị đảo lộn chỉ vì những lời hứa nhận lãi "khủng" từ ma trận gọi vốn đa cấp thời 4.0.
10. Đột phá ấn tượng chuyển đổi số từ chất xúc tác COVID-19
Tròn một năm sau Chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các doanh nghiệp công nghệ, số doanh nghiệp công nghệ mới xuất hiện thêm là gần 13.000 doanh nghiệp, tương đương với 28% của suốt 30 năm qua. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã dần làm chủ các công nghệ mới nhất trên thế giới như: 5G, Big Data, AI...
Các doanh nghiệp công nghệ số sẽ tiếp tục là đội tiên phong, là nòng cốt trong chiến lượcchuyển đổi số quốc gia. Thương mại điện tử cũng là lĩnh vực "ngược dòng" – không chỉ duy trì đà tăng trưởng mà còn bứt phá mạnh mẽ, đóng góp vào "kỳ tích" tăng trưởng dương của nền kinh tế Việt Nam. Theo Bộ Công Thương và Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho thấy, tốc độ tăng trưởng ngành này năm nay có thể đạt mức 30%, với tổng giá trị đạt hơn 15 tỷ USD.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thủ tướng yêu cầu giảm mặt bằng lãi suất cho vay
Đại biểu Quốc hội đề xuất áp thuế suất ưu đãi cho cơ quan báo chí
Giá nông sản ngày 28/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh
Giá vàng thế giới ngày 28/11: Phục hồi sau chuỗi ngày giảm sâu
Đầu tư Khai khoáng và Quản lý Tài sản FLC GAB bị xử phạt
Giảm thuế 15% với ngưỡng doanh thu 3 tỷ đồng khó mang lại hiệu quả thực tế