Những lưu ý với doanh nghiệp khi người lao động "nghỉ ngang"
DNVN - Trong mối quan hệ lao động, không thể tránh khỏi tình huống người lao động có hành vi tự ý nghỉ việc - hay còn gọi là "nghỉ ngang". Khi đó, doanh nghiệp và bản thân mỗi người lao động cần lưu ý những vấn đề gì?
Nông nghiệp hữu cơ gặp khó trong sản xuất và tiêu thụ / Doanh nghiệp bất động sản tại Tp.HCM gặp khó vì tắc luật
Theo Pháp lý khởi nghiệp: “Tự ý nghỉ việc” là việc người lao động có hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 37 của Bộ luật Lao động 2012 - Doanh nghiệp xem chi tiết về các điều kiện này tại công việc: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Trong thực tế, hành vi tự ý nghỉ việc thường thể hiện dưới dạng thức người lao động nghỉ việc nhưng không thông báo hoặc có thông báo cho doanh nghiệp nhưng không đáp ứng đủ số ngày báo trước tối thiểu theo Luật định.
1. Người lao động nghỉ ngang thì không được hưởng Trợ cấp thôi việc, Trợ cấp thất nghiệp
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 43 của Bộ luật Lao động 2012 và Khoản 1.a, Điều 49 của Luật Việc làm 2013, người lao động có hành vi nghỉ ngang sẽ không được hưởng Trợ cấp thôi việc, Trợ cấp thất nghiệp.
Quý thành viên có thể tham khảo một số công việc, bài viết dưới đây: Phân biệt Trợ cấp thôi việc và Trợ cấp mất việc làm; Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp; Không được hưởng trợ cấp thất nghiệp vì “tháng liền kề”.
2. Người lao động nghỉ ngang thì phải bồi thường tiền cho doanh nghiệp
Cũng theo quy định tại Điều 43 của Bộ luật Lao động 2012, người lao động nghỉ ngang phải bồi thường cho doanh nghiệp nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động đã giao kết. Đồng thời, người lao động đó còn phải trả cho doanh nghiệp các khoản sau đây:
Bồi thường khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước nếu vi phạm về thời hạn thông báo trước khi nghỉ việc. Hoàn trả lại chi phí đào tạo nếu trong quá trình làm việc đã thụ lãnh chương trình đào tạo từ doanh nghiệp.
3. Doanh nghiệp cần nhanh chóng báo giảm lao động tham gia các loại bảo hiểm
Khi đã xác minh được việc người lao động nghỉ ngang, doanh nghiệp cần nhanh chóng tiến hành thủ tục báo giảm lao động tham gia các loại bảo hiểm bắt buộc để bảo đảm quyền lợi của các bên.
Theo quy định hiện hành, người lao động không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không tính đóng Bảo hiểm Xã hội. Doanh nghiệp căn cứ theo nguyên tắc này để xác định trách nhiệm đóng bảo hiểm trong tháng mà người lao động nghỉ ngang.
Quý thành viên có thể xem chi tiết thủ tục báo giảm lao động tại công việc: Đăng ký điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN: Tăng, giảm lao động tham gia; thay đổi thông tin đơn vị sử dụng lao động; thay đổi mức lương; gia hạn thẻ BHYT.
4. Doanh nghiệp phải chốt sổ và trả lại Sổ Bảo hiểm Xã hội cho người lao động
Căn cứ theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật Lao động 2012, doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà doanh nghiệp đã giữ lại của người lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt.
Do đó, dù người lao động có hành vi nghỉ ngang, doanh nghiệp vẫn nên chấp hành nghiêm chỉnh quy định này để hạn chế rủi ro pháp lý không đáng có.
Quý thành viên có thể tham khảo công việc: Hồ sơ chốt sổ bảo hiểm.
5. Doanh nghiệp phải thanh toán đủ tiền lương và cấp chứng từ khấu trừ thuế đầy đủ
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 47 của Bộ luật Lao động 2012, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, doanh nghiệp phải thanh toán đầy đủ tiền lương cho người lao động; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
Ngoài ra, doanh nghiệp có trách nhiệm cấp chứng từ khấu trừ thuế khi người lao động yêu cầu doanh nghiêp cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân để tự đi quyết toán thuế.
Minh Thu
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Công ty Cổ phần Dệt may Thắng Lợi bị xử phạt
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương
Cột tin quảng cáo