Những thay đổi về lương mà cán bộ, công chức, người lao động cần biết
DNVN - Dưới đây là tổng hợp các quy định về lương, chính sách cải cách tiền lương đối với khu vực và doanh nghiệp mà cán bộ, công chức, viên chức và người lao động cần biết:
Hà Nội điều tra, xây dựng bảng giá đất mới / Hà Nội đặt mục tiêu có 1.000 máy bán hàng tự động vào năm 2020
Cụ thể như sau:
I. Đối với khu vực công
1. Mức lương cơ sở năm 2019
Từ nay đến hết ngày 30/6/2019: 1.390.000 đồng/tháng (Khoản 2 Điều 3 Nghị định 72/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018)
Từ ngày 01/7/2019: 1.490.000 đồng/tháng (Khoản 8 Điều 4 Nghị quyết 70/2018/QH14 ngày 09/11/2018).
2. Từ năm 2021, bãi bỏ mức lương cơ sở và xây dựng 05 bảng lương mới
Thay vì quy định mức lương cơ sở và hệ số hưởng cho các đối tượng thuộc khu vực nhà nước thì kế hoạch tới đây sẽ là bãi bỏ điều này, thay vào đó là mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể tại 05 bảng lương sau đây:
1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.
1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.
3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang, gồm: 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm); 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an; 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).
(Mục b,c Điểm 3.1 Khoản 3 Phần II Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21/5/2018).
3. Tiến tới bãi bỏ 05 loại phụ cấp hiện hành
Danh sách các loại phụ cấp sẽ bị bãi bỏ bao gồm: Phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức); Phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); Phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; Phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); Phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).
Ảnh minh họa. (Nguồn: Dân trí)
Ngoài ra, gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước.
Gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thành phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.
Quy định mới chế độ phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính đối với cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh.
(Mục d, Điểm 3.1 Khoản 3 Phần II Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21/5/2018).
4. Bãi bỏ các khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức có nguồn gốc từ NSNN
Có thể kể đến một số khoản như: Tiền bồi dưỡng họp; tiền bồi dưỡng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án; hội thảo...
(Khoản 4 Phần III Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21/5/2018)
II. Đối với khu vực doanh nghiệp
1. Mức lương tối thiểu vùng năm 2019
Mức 4.180.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I;
Mức 3.710.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II;
Mức 3.250.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III;
Mức 2.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.
(Điều 3 Nghị định 157/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018).
2. Sẽ bổ sung quy định mức lương tối thiểu vùng theo giờ
Bên cạnh việc hoàn thiện chính sách về tiền lương tối thiểu vùng theo tháng thì Chính phủ cũng sẽ bổ sung quy định mức lương tối thiểu vùng theo giờ nhằm nâng cao độ bao phủ của tiền lương tối thiểu và đáp ứng tính linh hoạt của thị trường lao động.
(Mục a, Điểm 3.2 Khoản 3 Phần II Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21/5/2018).
3. Điều chỉnh lương tối thiểu vùng theo lộ trình
Từ năm 2018 đến năm 2020: điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng để đến năm 2020 mức lương tối thiểu bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.
Từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030: định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.
Nguyệt Minh
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh
Cột tin quảng cáo