Nợ công được kiểm soát tốt
Nguồn cung chung cư Hà Nội thấp nhất trong 10 năm / Cử tri đề nghị làm rõ việc ‘ép’ khách mua bảo hiểm khi vay vốn
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 mới đây cũng đánh giá việc kiểm soát tốtnợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài là một trong những điểm sáng.
Cơ cấu nợ ngày càng bền vững và trả nợ đúng hạn, không những giúp ổn định kinh tế vĩ mô, mà còn giúp Việt Nam liên tục được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế nâng hạng tín nhiệm quốc gia.
Dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá của Hà Nội vay trên 61,5 tỷ Yen Nhật của JICA. Năm nay dự án được giao vốn gần 1.600 tỷ đồng và đã giải ngân đạt 66% kế hoạch.
Thành phố Hà Nội và các bộ, ngành đã kịp thời tháo gỡ các vướng mắc. Đặc biệt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã gia hạn hiệp định vay nên tiến độ giải ngân của dự án đạt kết quả tương đối tốt", ông Trần Đức Tiến, Trưởng phòng Tài chính - Kế toán, Ban Công trình hạ tầng kỹ thuật và Nông nghiệp TP Hà Nội, cho biết.
"Bộ Giao thông Vận tải chiếm 61% tổng vốn đầu tư công của giai đoạn 2021 - 2025. Năm 2021 - 2022 đã đạt trên 70 - 80% và 2023 đạt trên 60%. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chiếm 12,5% tổng vốn đầu tư công, đạt giải ngân trên 50%", ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính, cho hay.
Thời gian qua, Việt Nam đã thực hiện tốt việc quản lý nợ công theo hướng giảm dần. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
Các khoản vay nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội ngày càng phát huy hiệu quả tích cực. Cơ cấu nợ công cũng ngày càng bền vững khi tỷ lệ vay trong nước ngày càng cao nên ít chịu ảnh hưởng của biến động tỷ giá.
"Khuyến khích các doanh nghiệp vay của các tổ chức tín dụng nước ngoài, quỹ tài chính nước ngoài, ngân hàng nước ngoài; hạn chế đến mức thấp nhà nước đứng ra bảo lãnh. Thứ hai là chỉ vay những khoản vay có hiệu quả kinh tế cao, thời gian trả nợ dài, lãi suất tiền vay thấp nhất. Như vậy vay nước ngoài sẽ giảm dần, tăng cường phát hành trái phiếu Chính phủ để huy động trong nước và thời gian huy động dài từ 10 - 15 năm", Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc thông tin.
Tỷ lệ nợ công so với GDP giảm dần
Trong bối cảnh nhiều quốc gia bị hạ bậc tín nhiệm, Việt Nam vẫn được 2 tổ chức tín nhiệm quốc tế là Moody's và S&P nâng hạng tín nhiệm quốc gia. Một trong những nguyên nhân chính mang lại điều này là nhờ thời gian qua, Việt Nam đã thực hiện tốt việc quản lý nợ công theo hướng giảm dần.
Tính đến hết năm 2022, nợ công tương đương 37,4% GDP. Còn nợ nước ngoài là khoảng 36,1% GDP. Không chỉ thấp hơn nhiều so với ngưỡng quy định, mà các số nợ này đều đang có xu hướng giảm dần qua các năm.
"Đây là một trong những điểm sáng trong quản lý ngân sách nhà nước, cũng như quản lý vay nợ công nên các tổ chức xếp hạng quốc tế đều đánh giá cao tín nhiệm của Việt Nam", GS. Đinh Trọng Thịnh, giảng viên cao cấp Học viện Tài chính, cho biết.
"Tỷ lệ nợ công trên GDP hiện nay vào khoảng 37%, trong khi mục tiêu mà chính phủ Việt Nam tự đề ra là khoảng 60%, do đó vẫn còn dư địa tài chính lớn để chính phủ triển khai, thông qua việc vay thêm và chi tiêu vào đầu tư công", ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam, nhìn nhận.
Không chỉ giảm về tỷ lệ so với GDP, mà nợ vay nước ngoài của Việt Nam cũng đang giảm cả về số tuyệt đối. Cụ thể, từ mức đỉnh 1.136 nghìn tỷ đồng vào năm 2020 đã giảm xuống gần 975.000 tỷ đồng vào cuối năm ngoái, giảm trên 160.000 tỷ đồng.
"Đây là một hướng đi đúng, nghĩa là chúng ta đứng bằng hai chân, bằng nguồn lực của mình để củng cố nội lực của nền kinh tế, không bị phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài", GS. Đinh Trọng Thịnh, giảng viên cao cấp Học viện Tài chính, nhận định.
"Trong bối cảnh, còn nhiều dư địa tài chính khi xét theo tỷ lệ nợ công thì chúng tôi thấy đây là cơ hội tốt để Việt Nam thúc đẩy các chương trình nghị sự nhằm chi tiêu cho hạ tầng và lĩnh vực xã hội, bao gồm trợ cấp thất nghiệp và cắt giảm thuế giá trị gia tăng", ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam, cho hay.
Còn theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đã có những cải cách đáng kể về quản lý nợ công. Vấn đề của Việt Nam tới đây là tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý nợ công, hiệu quả của giải ngân đầu tư công và vốn ODA.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Công ty Cổ phần Dệt may Thắng Lợi bị xử phạt
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?