Nông nghiệp 4.0 là 'chìa khóa' để tiếp cận thị trường châu Âu
Thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp / Hortex Vietnam 2019 - thúc đấy ngành nông nghiệp hội nhập
Ngày 19/9, tại Hà Nội, Hiệp hội doanh nghiệp (DN) châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN& PTNN) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đồng tổ chức Diễn đàn Nông nghiệp bền vững Việt Nam - EU.
Các diễn giả thảo luận về cơ hội và thách thức của xuất khẩu nông sản Việt trong bối cảnh EVFTA. Ảnh: L.VNhiều dư địa xuất khẩu sang thị trường EU
Phát biểu tại sự kiện, ông Lê Quốc Doanh - Thứ trưởng Bộ NN& PTNN cho biết, nông sản Việt Nam đã vươn mạnh ra thế giới và có mặt trên 185 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có nhiều thị trường giá trị cao như Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc... Xuất khẩu nông sản của Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á và thứ 15 thế giới.
Theo ông Doanh,ngoài mức độ cam kết cao, tầm ảnh hưởng rộng, hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội mới cho ngành nông nghiệp, EVFTA kỳ vọng sễ giúp tăng cường hoạt động đầu tư từ EU vào Việt Nam đi kèm với khoa học – công nghệ và nâng cao trình độ kỹ năng lao động. Khi có đầu tư nước ngoài, bên cạnh việc tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, điều quan trọng nhất là nền nông nghiệp Việt Nam sẽ hấp thụ khoa học kỹ thuật mới, thay đổi cách làm truyền thống, nâng cao hiệu quả.
Đồng quan điểm này, ông Nicolas Audier- Chủ tịch Eurocham nhấn mạnh, nông nghiệp Việt Nam sẽ là một trong những ngành được hưởng nhiều lợi ích nhất từ EVFTA, vì việc giảm thuế sẽ làm tăng nhu cầu và thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường tiêu dùng lớn, chi tiêu cao của châu Âu.
Bổ sung thêm thông tin về cơ hội cho ngành nông nghiệp, bà Nguyễn Cẩm Trang - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết, EU là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 thế giới. Hàng năm EU nhập khẩu khoảng 2.338 tỷ USD. Trong khi đó mặc dù Việt Nam thuộc top 10 nước xuất khẩu hàng đầu vào châu Âu, nhưng thị phần xuất khẩu của Việt Nam tại EU chỉ chiếm khoảng 2%, chỉ bằng khoảng 1/10 so với tỷ trọng thị phần hàng Trung Quốc tại EU.
Như vậy, nhu cầu của thị trường EU rất lớn với dung lượng thị trường và dư địa thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường này rất nhiều. Dư địa này cùng với cam kết cắt giảm thuế quan từ EVFTA tạo ra cơ hội vô cùng lớn cho xuất khẩu các sản phẩm nông - lâm - thủy sản.
Gỡ nút thắt về công nghệ
Tuy nhiên, nông sản Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều rào cản, đặc biệt là về công nghệ để đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt và để đạt được năng suất cao, từ đó dẫn đến những kết quả chưa được như kỳ vọng.
Theo bà Elsbeth Akkherman - Đại sứ Hà Lan tại Việt Nam, khi EVFTA mang lại những cơ hội thì cũng có không ít những thách thức. Để tận dụng được ưu đãi thuế quan trong FTA này, các sản phẩm phải đáp ứng yêu cầu về xuất xứ, chất lượng an toàn cho khách hàng. Ngoài ra, thị trường toàn cầu không chỉ đòi hỏi các sản phẩm chất lượng cao, an toàn mà còn đòi hỏi nhiều hơn ở các sản phẩm là trách nhiệm xã hội và sử dụng tài nguyên bền vững.
Để đáp ứng được các yêu cầu ngày càng khắt khe đó, sản xuất nông nghiệp sử dụng công nghệ cao của thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 chính là “chìa khóa” để tiếp cận thị trường châu Âu. Chủ tịch Eurocham cho rằng, EU có tiêu chuẩn rất cao về nhập khẩu thực phẩm. Vì vậy, việc các DN EU và các DN Việt Nam kết hợp với nhau, học hỏi lẫn nhau và giúp phát triển một ngành NN hàng đầu thế giới tại Việt Nam với các sản phẩm an toàn, được chứng nhận và theo dõi là điều cần thiết.
Vấn đề này cũng đã được khẳng định trong kế hoạch hành động của Chính phủ nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh củanông nghiệpViệt Nam. Trong đó, tầm nhìn đến năm 2030 là phát triển nềnnông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững; sản xuất hàng hóa lớn, áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh.
Mục tiêu đến năm 2030,nông nghiệp Việt Nam đứng trong số 15 nước phát triển trên thế giới, có 80.000 - 100.000 DN có hoạt động đầu tư kinh doanh trong lĩnh vựcnông nghiệp hiệu quả, với khoảng 3.000 - 4.000 DN có quy mô lớn và 6.000 đến 8.000 DN quy mô vừa.
Theo ông Lê Quốc Doanh, giải pháp cho mục tiêu này là tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải cách thủ tục hành chính; cắt giảm mạnh các rào cản về điều kiện kinh doanh trong nông nghiệp, tạo sức hấp dẫn DN đầu tư vào nông nghiệp.
Bên cạnh đó, xây dựng, hoàn thiện chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho DN tiếp cận và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ tiên tiến hiện đại phục vụ sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp. Đồng thời, khai thác tối đa các cơ hội của cách mạng công nghiệp 4.0 để phát triểnnông nghiệp vượt trội, hiệu quả và bền vững.
Giải pháp tiếp theo là tăng cường hỗ trợ bảo hộ sở hữu trí tuệ ở trong nước và ngoài nước cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc thù; thúc đẩy xây dựng và phát triển thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc và tài sản trí tuệ cho các sản phẩm được bảo hộ./.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh
Giá heo hơi ngày 22/11/2024: Duy trì trạng thái ổn định trên cả nước