Phú Yên: Nuôi chồn hương mang lại thu nhập khá cho nhiều hộ nông dân
Long An: Thu 'vàng trắng' từ chăn nuôi bò theo hướng 'xanh' / Hà Tĩnh: Làm giàu từ vùng đất đồi hoang hóa
Chồn hương hay còn gọi là cầy hương, cầy xạ, chồn mướp, là loài động vật hoang dã có giá trị về kinh tế cao.
Năm 2018, từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của huyện Đồng Xuân, UBND xã Xuân Sơn Bắc hỗ trợ 5 hộ dân 50 triệu đồng để thử nghiệm nuôi chồn hương.
Gia đình ông Trương Tấn Phúc ở thôn Tân Bình là một trong những hộ trên được hỗ trợ 10 triệu đồng mua 4 conchồn hươngvề nuôi thử nghiệm để cho sinh sản.
Ông Phúc cho biết, sau thời gian gây dựng đến nay đàn chồn hương nhà ông đã phát triển lên đến 22 con. Trong đó, có 2 con đực và 10 con cái đang giai đoạn sinh sản. Mỗi năm, trung bình mỗi con chồn hương cái đẻ 2 - 3 lứa và mỗi lứa từ 4 - 6 con.
“Những năm đầu tiên gia đình tôi chủ yếu gây giống chứ chưa tính đến chuyện bán. Khi đàn chồn hương đã phát triển ổn định, gia đình bắt đầu xuất lứa đầu tiên. Cụ thể, từ đầu năm đến nay đã xuất bán 3 cặp giống và mấy con thịt, thu về gần 60 triệu đồng”, ông Phúc chia sẻ.
Theo người dân, việc nuôi chôn hương cũng dễ dàng, thức ăn chủ yếu ăn chuối và cháo cá. Ảnh: KS.
Tương tự, hộ bà Hà Thị Lan ở cùng thôn từ 4 con chồn hương giống mua được từ nguồn vốn hỗ trợ, đến nay đã nhân lên 34 con. Theo bà Lan, mỗi năm gia đình bà xuất bán được 2 đợt con giống; mỗi đợt thu về hơn 100 triệu đồng.
Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Sơn Bắc cho biết, sau 2 năm triển khaimô hìnhnuôi chồn hương, đến nay toàn xã có 17 hộ nuôi, với tổng đàn gần 200 con. Đây là mô hình đã giúp nhiều hộ dân trên địa bàn vươn lên thoát nghèo. Có những hộ gia đình có đàn chồn hương sinh sản ổn định sẽ có thu nhập bình quân khoảng 200 triệu đồng/năm.
Kỹ thuật nuôi chồn hươngVề kỹ thuật nuôi chồn hương, theo các hộ thì khá đơn giản. Cụ thể, chồn hương chủ yếu ăn chuối và cháo cá nên chi phí thấp. Mỗi ngày một con ăn chưa đến 3 ngàn đồng. Song, để chồn hương không dịch bệnh người nuôi phải chọn mua ở những cơ sở uy tín, rõ ràng và hạn chế mua chồn hương rừng hoặc không rõ nguồn gốc.
Mặt khác, người nuôi lưu ý phải mua cá tươi, nấu cháo cho chồn ăn; đồng thời phải nắm bắt được thói quen, tập quán sinh hoạt của từng con chồn để theo dõi, chăm sóc; thường xuyên vệ sinh chuồng trại, cho ăn, uống nước đúng giờ để phòng tránh ghẻ lở, dịch bệnh.
Về đầu ra, theo người nuôi thì chồn hương thuộc nhóm động vật quý hiếm nên giá trị rất cao và nguồn tiêu thụ ổn định. Hiện nhu cầu nuôi chồn hương rất lớn nên các hộ vẫn ưu tiên khai thác con giống. Những con chồn đẹp sẽ được chọn lọc bán làm giống với giá khoảng 3 - 4 triệu đồng/con (khoảng 3 tháng tuổi). Những con giống không đạt sẽ được loại ra để bán thương phẩm với giá 4,5 - 5 triệu đồng con (khoảng 1,5 triệu đồng/kg).
Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Sơn Bắc cho biết, hiện một số doanh nghiệp đã liên hệ với địa phương để bao tiêu chồn hương thương phẩm với giá ổn định nên người dân không phải lo đầu ra.
Dự kiến, đầu năm 2021, sau khi tổng kết đề án, địa phương sẽ đề xuất huyện tiếp tục nhân rộng, hỗ trợ thêm một số gia đình vay vốn, hỗ trợ kỹ thuật để nuôi chồn hương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nga sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trên lĩnh vực điện hạt nhân
Chống lãng phí đất đai - Bài cuối: Gỡ điểm nghẽn
Giá heo hơi ngày 13/1/2025: Miền Bắc và miền Trung tiếp tục tăng mạnh
Giá vàng ngày 13/1/2025: Ngược chiều thế giới, giá vàng trong nước giảm
Giá nông sản ngày 13/1/2025: Cà phê ổn định, hồ tiêu trở lại mốc 147.000 đồng
Cơ hội hợp tác năng lượng cho doanh nghiệp ASEAN