Phú Yên: Nuôi loài bò bung đùi, đổ thịt, chưa bán nhưng lái cứ vào ngó suốt
Hậu Giang: Làm giàu từ mô hình nuôi cua đinh / Hải Phòng: Ngư dân nuôi cá lồng trên vịnh Cát Bà khá giả
Vào tận chuồng đặt hàng
Nhờ đổi mới trong cách thức chăn nuôi bò truyền thống kết hợp phương pháp nuôi công nghiệp, bán công nghiệp nên chất lượng đàn bò 3B được nâng lên rõ rệt. Vì vậy, không chỉ người dân miền núi mà người dân vùng đồng bằng cũng áp dụng.
Nông dân xã Bình Kiến (TP Tuy Hòa) nuôi bò lai 3B. Ảnh: LÊ TRÂM.
Ông Nguyễn Văn Tính, một người buôn bò ở huyện Đồng Xuân cho hay: Hiện nay, nhiều nông dân đặt tôi mua bò nghé giống 3B nhưng đi các địa phương tìm mua giống rất khan hiếm. Trước đây nắng hạn, đồng cỏ khô cháy thiếu thức ăn, nhiều người bán bò; nay trời mưa, nông dân tập trung nuôi bò trở lại, người nuôi đa số chọn giống 3B nên giống bò này đang khan hiếm.
Còn ông Mạnh Thế Bình, nông dân nuôi bò ở xã Xuân Quang 3 (huyện Đồng Xuân), chia sẻ: Tôi có con giống bò lai 3B mới đẻ 2 tháng, có người vào tận chuồng đặt hàng. Hiện nay, người dân chọn nuôi bò lai 3B vì nuôi lớn đến đâu bung đùi, đổ thịt mập to đến đó, lưng bằng. Còn các loại bò lai sind khác phải nuôi đúng sức mới phát.
Cũng do nhiều người chọn nuôi bò lai 3B nên hiện loại bò này không chỉ khan hiếm giống mà còn sốt giá. “Năm ngoái, tôi mua con nghé cao 1m, giá 7 triệu đồng, nuôi giáp năm bán 20 triệu đồng. Năm nay, tôi tìm mua con nghé chỉ cao 0,8m nhưng giá lên đến 12 triệu đồng”, ông So Minh Tỵ, nông dân nuôi bò ở xã Phú Mỡ (huyện Đồng Xuân) nói.
Theo ông La O Hóa, Chủ tịch UBND xã Phú Mỡ, hiện người dân các thôn Phú Tiến, Phú Giang, Phú Lợi, Phú Hải và Phú Đồng của xã nuôi gần 1.000 con bò lai, chủ yếu giống bò 3B. Bò này nuôi thúc bằng cháo, mau mập, bán có giá nên người dân chọn nuôi để tạo nguồn thu nhập, giúp gia đình thoát nghèo.
Chăn nuôi truyền thống kết hợp vỗ béo
Thời gian qua, người nuôi bò từ đồng bằng đến miền núi ngoài tận dụng rơm, rạ làm thức ăn cho bò bằng phương pháp nuôi truyền thống còn áp dụng phương pháp nuôi công nghiệp, bán công nghiệp với quy mô phù hợp bằng cách nấu cháo nuôi bò.
Bà La Lang Thị Xoa ở xã Sơn Định (huyện Sơn Hòa), cho hay: Vùng này nhà nào nuôi bò cũng có nồi nấu cháo cho bò, chủ yếu nấu bằng rau muống hoặc rau lang trộn với ít gạo và cám.
"Trước đây, sáng nào tôi cũng lùa đàn bò gần 10 con đi 2 cây số chăn thả ở vùng gò đồi bỏ hoang. Nay thì cả tháng, tôi mới lùa thả chăn cho bò khỏi cuồng chân, còn hầu hết là nuôi nhốt", bà La Lang Thị Xoa.
Ngoài các bữa cháo, các gánh cỏ đầy ắp luôn được xếp trong chuồng để bò 3B ăn cả ngày. Chuồng trại luôn được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo môi trường thoáng mát nhằm tránh dịch bệnh cho đàn bò.
Còn ông Nguyễn Văn Hùng, một nông dân ở xã An Thọ (huyện Tuy An), cho hay: Cách đây 3 tháng, tôi mua một cặp bò lai 3B giá 40 triệu đồng, nuôi theo phương pháp vỗ béo là nấu cháo cho bò ăn, giờ bán 60 triệu đồng. Nuôi bò lai 3B, thúc bò bằng cháo; nuôi hơn tháng bò sẽ bung đùi, đổ thịt.
Nhờ đổi mới trong cách thức chăn nuôi bò truyền thống kết hợp phương pháp nuôi công nghiệp, bán công nghiệp nên chất lượng đàn bò được nâng lên rõ rệt. Vì vậy, không chỉ người dân miền núi mà người dân vùng đồng bằng cũng áp dụng.
Ông Phạm Ngọc Cảnh, một người tham gia vỗ béo bò lai ở xã An Phú (TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) cho hay, hiện nay giá thịt bò tăng, năm ngoái cùng thời điểm này giá 190.000 đồng nay lên 200.000 đồng/kg. Cũng vì vậy, thời điểm này năm ngoái, con bò bán 20 triệu đồng nay lên 23 triệu đồng. Tôi mua con nghé lai 3B với giá 16 triệu đồng về nuôi vỗ béo bằng cách cho ăn cháo. Sau hơn 3 tháng thúc bò bằng cháo, hiện con bò có giá khoảng 25 triệu đồng.
Theo ông Trương Văn Tuấn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Phú Yên, hiện nay trên địa bàn tỉnh có các giống bò lai brahman, limousine, charolais và bò lai 3B. Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông triển khai mô hình vỗ béo bò lai tại các huyện Tây Hòa, Phú Hòa, Tuy An, TX Sông Cầu và TP Tuy Hòa với trên 300 hộ chăn nuôi gần 400 con bò. Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 20% tiền thức ăn, thuốc thú y, áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật theo yêu cầu của mô hình.
"Qua quá trình nuôi, mô hình làm căn cứ để đánh giá so sánh hiệu quả kinh tế và môi trường giữa hai phương pháp chăn nuôi truyền thống và thâm canh. Từ đó làm cơ sở cho nông dân học hỏi kinh nghiệm để tự làm giàu cho gia đình. Thông qua mô hình, hàng trăm hộ chăn nuôi trong tỉnh đã chuyển từ tập quán chăn nuôi thả rông hoàn toàn sang nuôi nhốt mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn..", ông Trương Văn Tuấn.
|
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Giá ngoại tệ ngày 25/12/2024: USD giữ đà tăng trong kỳ nghỉ lễ
Giá vàng trong nước ngày 25/12/2024: Duy trì ổn định bất chấp vàng thế giới tăng
Bước đệm cho tăng trưởng từ giảm 2% thuế VAT
Giá nông sản ngày 25/12/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ vững mức cao
Giá heo hơi ngày 25/12/2024: Miền Nam và miền Trung tiếp tục xu hướng tăng