Tăng trưởng kinh tế năm 2019 có thể đạt mức 6,81%
Vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn: Rủi ro cho cả ngân hàng và doanh nghiệp / CPI tháng 5 tăng 0,49%
Hôm 29/5, tại Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện Friedrich Naumann Foundation Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2019. Báo cáo đã đưa ra dự báo năm 2019 kinh tế Việt Nam có thể đạt được tốc độ tăng trưởng ở mức 6,5-6,81%.
Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2019 đưa ra dự báo năm 2019 kinh tế Việt Nam có thể đạt được tốc độ tăng trưởng ở mức 6,5-6,81%. Ảnh minh họa: KT. |
Ngay trong những tháng đầu năm nay, kinh tế Việt Nam đã tăng chậm hơn so với cùng kỳ năm trước do động lực thúc đẩy cho tăng trưởng kinh tế đang yếu dần. Trong bối cảnh đó, Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2019, dự báo hai kịch bản tăng trưởng.
Trong kịch bản thứ nhất, tăng trưởng của nền kinh tế dự báo đạt mức thấp 6,56%, xấp xỉ mục tiêu của Quốc hội đề ra.
Kịch bản này có thể xảy ra khi các điều kiện kinh tế thế giới kém thuận lợi do tác động từ sự gia tăng căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đem đến những sức ép mới khiến Việt Nam sẽ đứng trước nguy tăng cơ nhập siêu từ thị trường Trung Quốc, gia tăng cạnh tranh trên thị trường nội địa khi cả Mỹ và Trung Quốc có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang Việt Nam.
Ngoài ra, các nước khác cũng muốn chớp cơ hội từ căng thẳng thương mại để đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ và Trung Quốc nên việc Việt Nam tăng xuất khẩu sang hai thị trường này không phải là điều dễ dàng.
Kịch bản thứ hai tăng trưởng mức 6,81%, đạt mục tiêu của Quốc hội. Đây là kịch bản có nhiều khả năng xảy ra, nhờ dư địa động lực tăng trưởng của năm ngoái, cùng với những nỗ lực cải thiện năng lực cạnh tranh và nâng cao năng suất của Chính phủ, thể hiện với mức tăng trưởng tương đối cao của các ngành chính gồm công nghiệp và dịch vụ. Tuy vậy, lạm phát cả năm nay được dự báo khó kiểm soát hơn và nhiều khả năng có thể lên tới 4-5%.
Ông Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách phân tích: “Lạm phát chúng tôi e ngại có diễn biến khó lường vượt qua 4% tiến tới 5%, phá vỡ mốc mà chúng ta giữ trong những năm gần đây. Cuộc chiến Mỹ - Trung mà chúng ta khéo giải quyết thì Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi, thương mại chưa rõ nhưng đầu tư sẽ có, đầu tư chúng ta phải hướng trung và dài hạn, tạo nền sản xuất tốt đẹp hơn”.
Bên cạnh việc phân tích, đánh giá tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam, Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2019 tập trung vào chủ đề Việt Nam trước ngưỡng cửa nền kinh tế số.
Xu hướng số hóa nền kinh tế và các hoạt động xã hội, là nền tảng cho phép Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra với tốc độ nhanh ở các nước đang phát triển. Điều này đặt ra những thách thức mới trước khả năng phá vỡ cấu trúc ngành và thị trường, cùng sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị toàn cầu.
“Trên thực tế nội lực kinh tế chưa tăng trưởng được bao nhiêu, chưa làm chủ được theo xu hướng phát triển mới trên thế giới mà kinh tế số mang lại cho các quốc gia khác nhau, trong đó, các quốc gia đang phát triển cũng có thể được hưởng lợi như Việt Nam, tôi nghĩ là việc phát triển hoặc ứng dụng kinh tế số là điều vô cùng quan trọng…”, Chuyên gia Kinh tế Phạm Chi Lan nhận định.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đại biểu Quốc hội đề xuất áp thuế suất ưu đãi cho cơ quan báo chí
Thủ tướng yêu cầu giảm mặt bằng lãi suất cho vay
Giá nông sản ngày 28/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh
Giá vàng thế giới ngày 28/11: Phục hồi sau chuỗi ngày giảm sâu
Đầu tư Khai khoáng và Quản lý Tài sản FLC GAB bị xử phạt
Giá ngoại tệ ngày 28/11/2024: USD chững lại tại một số ngân hàng thương mại lớn