Thị trường

Thanh toán di động tăng 170% trong năm 2018

Thúc đẩy tài chính toàn diện và phát triển thanh toán điện tử cần chú ý tới xu hướng số hóa dịch vụ ngân hàng, lấy khách hàng làm trung tâm.

Giá vải thiều tăng gấp đôi, chất lượng cao nhất từ trước đến nay / CPI tháng 5 tăng 0,49%

Ngày 30/5, tại Hà Nội diễn ra sự kiện Banking Việt Nam 2019 với chủ đề “Tài chính toàn diện trong xu thế phát triển của nền kinh tế không dùng tiền mặt”. Sự kiện do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDG) phối hợp tổ chức.

thanh toan di dong tang 170% trong nam 2018 hinh 1

Hội thảo Banking Việt Nam 2019 với chủ đề “Tài chính toàn diện trong xu thế phát triển của nền kinh tế không dùng tiền mặt”.

Tính đến hết quý 1/2019, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của ngành ngân hàng Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng kể.

Cụ thể, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã xử lý trên 37,325 triệu giao dịch tương tứng với 20.691 tỷ đồng, tăng 22,99% về số lượng và 17,84% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

Cả nước có 18.668 ATM và 261.705 POS.POS được lắp đặt tại hầu hết các cơ sở, chuỗi phân phối, bán lẻ, khách sạn lớn, cơ sở y tế, bệnh viện, trường học. Số lượng và giá trị giao dịch thanh toán nội địa của thẻ ngân hàng tiếp tục tăng, đạt 65 triệu giao dịch với tổng số tiền giao dịch là 171.000 tỷ đồng.

2018 cũng đánh dấu một năm thành công vượt bậc trong phát triển thanh toán điện tử của Việt Nam khi thanh toán Internet, thanh toán di động đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng về giá trị giao dịch, tương ứng tăng 19,5% và 169,5% so với năm 2017.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh cho rằng, để thực hiện chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, bên cạnh nhiều trụ cột khác, thanh toán điện tử sẽ là một trong những trụ cột quan trọng đóng góp vào triển khai thành công chiến lược này.

 

Việc thực hiện trụ cột thanh toán điện tử tại Việt Nam hiện nay cũng đã đạt được một số kết quả nội bật.Hạ tầng thanh toán quốc gia đáp ứng tốt các yêu cầu phát triển của nền kinh tế với giá trị xử lý trong năm 2018 gấp 13 lần GDP, hạ tầng thanh toán bán lẻ được kết nối liên thông với các ngân hàng, hỗ trợ đắc lực cho các ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế như: thương mại, giao thông, dịch vụ công...

Tuy nhiên, Phó Thống đốc cũng chỉ ra một thực tế, tỷ lệ tiếp cận dịch vụ tài chính ở Việt Nam hiện còn thấp. Một bộ phận người dân, nhất là người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa còn khó tiếp cận dịch vụ ngân hàng. Một số doanh nghiệp nhỏ và vừa còn gặp khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng…

Do đó, để hoàn thành mục tiêu phát triển tài chính toàn diện và thúc đẩy nền kinh tế không dùng tiền mặt phát triển là việc không dễ thực hiện trong thời gian ngắn hạn và nhiều thách thức.

“Thúc đẩy tài chính toàn diện và phát triển thanh toán điện tử trong giai đoạn tới cần chú ý tới xu hướng số hóa dịch vụ ngân hàng, lấy khách hàng làm trung tâm. Khách hàng có thể tiếp cận và sử dụng dịch vụ liên tục, mọi lúc, mọi nơi trên nhiều loại thiết bị di động.

Bối cảnh mới này đòi hỏi các ngân hàng, tổ chức TGTT phải đầu tư, ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ 4.0 nhằm cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới. Đồng thời, đẩy mạnh khai thác, phân tích dữ liệu thông minh để thấu hiểu khách hàng, qua đó cung cấp các sản phẩm, dịch vụ an toàn, tiện lợi, cá nhân hóa với giá cả hợp lý; tăng cường bảo mật khách hàng, ngăn ngừa tấn công mạng…”, Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh nhấn mạnh./.

 

Hiện tại, việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam, đặc biệt là khu vực nông nghiệp, nông thôn còn nhiều hạn chế.
Theo vov.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm