Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô
(DNVN) - Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về việc tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ôtô.
Xóa bỏ thuế 78% kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào Nhật Bản / Người Việt tăng tiêu thụ xe nhỏ, Thaco và Toyota đua ngôi số 1
Theo thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp về tình hình thực hiện Nghị định số 116/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô.
Sau 1 năm triển khai thực hiện Nghị định số 116, trong thời gian đầu thực hiện do doanh nghiệp (DN) chưa hiểu rõ quy định về Giấy chứng nhận kiểu loại ô tô nhập khẩu nên có những khó khăn nhất định. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ GTVT và Bộ Công thương đã tích cực phối hợp với các bộ, ban, ngành có liên quan giải thích, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô.
Để tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp, cơ chế, chính sách đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Chiến lược, Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam; đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ đối với ngành công nghiệp ô tô, tiếp tục đề xuất Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung, ban hành các cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, nhất là đối với các nhà đầu tư lớn, doanh nghiệp đầu tư tàu, đảm bảo lợi ích hài hòa cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu ô tô tại Việt Nam, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT phối hợp với các bộ, ngành liên quan tập trung thực hiện một số nhiệm vụ.
Bộ GTVT phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiếp tục làm việc với các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu ô tô để nắm bắt tình hình, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, xử lý các vướng mắc theo thẩm quyền. Trường hợp có vấn đề vượt thẩm quyền, phải kịp thời đề xuất giải pháp xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định nhằm đảm bảo các doanh nghiệp hoạt động tốt, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Tiếp tục thực hiện nghiêm quy định tại Nghị định 116/2017/NĐ-CP, theo dõi, chủ động rà soát xem xét các vấn đề còn vướng mắc ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và chưa phù hợp với quy định của điều ước quốc tế để sửa đổi hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Nghiên cứu, sửa đổi bổ sung quy trình kiểm tra ô tô chưa qua sử dụng nhập khẩu phải được kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo từng lô theo hướng áp dụng quản lý trên cơ sở đánh giá rủi ro của hàng hóa và mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan tiếp tục rà soát chính sách về ô tô, đánh giá toàn diện tác động tới thị trường ô tô Việt Nam sau khi hiệp định ATIGA có hiệu lực với các mặt triển vọng, khó khăn, thách thức và đề xuất giải pháp phát triển, tạo điều kiện thuận lợi, đẩy mạnh công nghiệp ô tô tại Việt Nam; báo cáo Thủ tướng Chính phủ vào quý II/2019.
Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành trong việc kiểm tra, đánh giá tỷ lệ nội địa hóa đối với các sản phẩm ô tô nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước ASEAN đáp ứng điều kiện được hưởng ưu đãi thuế suất (0%) theo hiệp định ATIGA.
PV
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá ngoại tệ ngày 7/11/2024: USD tăng mạnh sau khi Donald Trump giành chiến thắng
Giá vàng ngày 7/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC trong nước giảm mạnh sau bầu cử Tổng thống Mỹ
Thách thức bủa vây thị trường chứng khoán: Xuống tiền mã ngành nào?
Giải pháp quản lý năng lượng thông minh cho doanh nghiệp
Sau khi ông Trump thắng cử, giá vàng thế giới rơi xuống mức thấp nhất trong 3 tuần
Đà Nẵng: Lượng khách du lịch lưu trú qua đêm tăng mạnh
Cột tin quảng cáo