Thêm 5,5 tỷ USD vốn FDI được giải ngân
Bình Thuận: Đưa ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất thanh long / Người tiêu dùng Việt Nam tăng cường sử dụng thanh toán số để thích ứng với đại dịch COVID-19
Trước đó, trong 3 tháng đầu năm, vốn đầu tư nước ngoài đã lần đầu tiên tăng so với cùng kỳ, kể từ COVID-19. Cụ thể, quý I, cả nước thu hút được 10,13 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Quý I tăng cao là bởi trong tháng 3/2021, có Dự án Điện khí Long An, vốn đăng ký tới 3,1 tỷ USD. Trong khi đó, tháng 4/2021, không có dự án quy mô lớn được đăng ký đầu tư.
Trong tổng số hơn 12 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, thì vốn đăng ký mới là gần 8,5 tỷ USD, tăng 24,7% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, vốn tăng thêm là 2,7 tỷ USD, giảm 10,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự sụt giảm của vốn tăng thêm chủ yếu là do trong tháng 4/2020, có Dự án tổ hợp hóa dầu Miền Nam Việt Nam điều chỉnh tăng vốn 1,38 tỷ USD.
Đặc biệt, vốn đầu tư qua góp vốn, mua cổ phần tiếp tục giảm mạnh, đạt trên 1 tỷ USD, giảm 57,8% so với cùng kỳ.
Theo nhận định của Cục Đầu tư nước ngoài, hiện nay, hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp đã tiếp tục phục hồi sau đại dịch. Đó cũng là một trong những lý do vì sao vốn thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài trong 4 tháng đạt 5,5 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ. Đây là con số khá tích cực.
Một thông tin tích cực được Cục Đầu tư nước ngoài ghi nhận, đó là quy mô bình quân của các dự án cấp mới và các dự án điều chỉnh vốn đều tăng lên so với cùng kỳ năm 2020. Cụ thể, tăng từ 6,9 triệu USD/dự án mới trong 4 tháng năm 2020 tăng lên 18,7 triệu USD/dự án mới trong 4 tháng năm 2021 và từ 9,2 triệu USD/lượt dự án điều chỉnh vốn lên trên 10,4 triệu USD/lượt dự án điều chỉnh vốn.
Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài cũng cho biết, trong 4 tháng qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt 5,2 tỷ USD, chiếm 42,4% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Tiếp theo, là lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, với tổng vốn đầu tư gần 5,1 tỷ USD, chiếm 41,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Sau đó, lần lượt là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, bán buôn, bán lẻ, với tổng vốn đăng ký đạt 778 triệu USD và 464 triệu USD. Còn lại là các lĩnh vực khác.
Còn theo đối tác đầu tư, thì đã có 67 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 4 tháng đầu năm. Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 4,8 tỷ USD, chiếm gần 39,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 2,5 tỷ USD, chiếm 20,5% tổng vốn đầu tư.
Đáng chú ý là, vốn đầu tư của Singapore và Nhật Bản chủ yếu theo hình thức đầu tư mới, chiếm lần lượt 91,1% và 71,5% tổng vốn đăng ký của hai quốc gia này.
Đứng vị trí thứ 3 là Hàn Quốc, với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1,5 tỷ USD, chiếm 12,1% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Trung Quốc, Hồng Kông, Hoa Kỳ…
Như vậy, lũy kế tính đến nay, cả nước có 33.463 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 394,9 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 238,36 tỷ USD, bằng 60,4% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Công ty Cổ phần Dệt may Thắng Lợi bị xử phạt
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?