Thị trường

Thị trường bán lẻ Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2020

DNVN - Trong một báo cáo mới ra tháng 4/2021 về xu hướng tiêu dùng của thị trường Việt Nam năm 2020, doanh số bán lẻ và dịch vụ tăng 2% so với năm 2019, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trung bình tăng 3.23%, tỷ lệ lạm phát tăng 2.31% so với năm 2019.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: Thúc đẩy 3 không gian kinh tế mới / Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Kinh tế xanh và tuần hoàn được xác định là nhiệm vụ chủ đạo

Trong một báo cáo mới của Q&Me tháng 3/2021 về xu hướng tiêu dùng của thị trường Việt Nam năm 2020, doanh số bán lẻ và dịch vụ tăng 2% so với năm 2019, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trung bình tăng 3.23%, tỷ lệ lạm phát tăng 2.31% so với năm 2019.

Theo báo cáo ngành bán lẻ Việt Nam năm 2020, thị trường bán lẻ Việt Nam 2020 đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ và dần thay đổi xu hướng phát triển một cách rõ rệt. Có thể nói thị trường bán lẻ tại Việt Nam đã chứng kiến sự thay đổi đáng kể trong những năm vừa qua. Tính cạnh tranh trong thị trường cũng vì vậy mà ngày một khốc liệt hơn. Với một số thương hiệu đó là sự tăng trưởng trong số lượng cửa hàng, số khác lại phải đối mặt với việc tái cấu trúc.

Xu hướng bán lẻ tại thị trường Việt Nam năm 2020

Xu hướng bán lẻ tại thị trường Việt Nam năm 2020

Thị trường bán lẻ và dịch vụ đã có thời điểm chạm đáy vào tháng 4/2020 do lệnh giãn cách xã hội vào thời điểm đó, tuy nhiên đã phục hồi vào tháng 5/2020. Tổng doanh thu ngành bán lẻ và dịch vụ lên tới hơn 5,036,369 nghìn tỷ đồng tăng 2% so với năm 2019, trong đó ngành bán lẻ tăng 7% đã kéo lại sự giảm sút trong dịch vụ di chuyển, khách sạn phòng ở, ăn uống và các dịch vụ khác tương ứng với âm 61%, âm 14% và âm 5%.

Chỉ số giá tiêu dùng CPI hàng tháng trong năm 2020

Chỉ số giá tiêu dùng CPI hàng tháng trong năm 2020

Lạm phát cơ bản bình quân năm 2020 tăng 2,31% so với bình quân năm 2019. Đối với chỉ số tiêu dùng CPI, nhìn chung, mặt bằng giá năm 2020 tăng khá cao so với cùng kỳ năm 2019, ngay từ tháng 1 đã tăng 6,43%, ảnh hưởng đến công tác quản lý, điều hành giá của năm 2020, dẫn đến việc kiểm soát lạm phát theo mục tiêu dưới 4% Quốc hội đặt ra gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, sau đó Chính phủ đã có kiểm soát để mức tăng của CPI được kiểm soát dần qua từng tháng với xu hướng giảm dần., chỉ số này đã tăng 3.23 % so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, các nhóm hàng có chỉ số tăng cao hơn bình quân chung như: nhóm hàng ăn, dịch vụ ăn uống (tăng 12,55%) và giáo dục (tăng 5,46%).

 

Nguyên nhân làm CPI năm 2020 tăng so với năm 2019 được đưa ra ở bốn nguyên nhân chính: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống ước tăng 12,55% so với năm trước góp phần làm cho CPI chung tăng 5,24% chủ yếu là giá gạo tăng vì nhu cầu tiêu dùng, sản xuất trong nước và nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước tăng do lo ngại dịch Covid-19 có thể kéo dài; giá thịt heo tăng (tăng 53,4% so với năm trước) và các mặt hàng chế biến từ thịt heo như xúc xích, giò chả… tăng cao (tăng 59,81% so với năm trước) do nguồn cung giảm mạnh vì ảnh hưởng từ dịch tả lợn Châu Phi; giá hầu hết các mặt hàng ăn uống ngoài gia đình như phở, cơm, café, nước ép… đồng loạt tăng từ 2.000 VNĐ-5.000 VNĐ từ đầu năm do chi phí đầu vào tăng đã đẩy chỉ số giá nhóm này tăng 14,08% so với năm 2019. T

Thứ hai là giá gas trong nước được điều chỉnh 8 lần tăng giá và 3 lần giảm giá theo giá gas thế giới; tính chung cả năm 2020, giá gas được điều chỉnh tăng thêm 13.000VNĐ/bình 12kg. Thứ ba, chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 5,46% so với năm trước chủ yếu do giá dịch vụ giáo dục (giá học phí đại học công lập tăng). Cuối cùng, chỉ số giá nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 5,05% do giá đồ trang sức bằng vàng tăng cao (tăng 26,62% so với năm trước) đã góp phần làm cho CPI chung của tỉnh năm 2020 tăng cao so với năm 2019.

Chỉ số lạm phát qua từng tháng năm 2020

Chỉ số lạm phát qua từng tháng năm 2020

Trong khi đó các yếu tố kiềm chế CPI đó là do tình hình dịch bệnh viêm phổi cấp Covid-19 diễn ra rất nhanh, nghiêm trọng và phức tạp từ đầu năm 2020; dịch bệnh Covid-19 trong nước bùng phát trở lại từ cuối tháng 7/2020, nhu cầu du lịch giảm, một số doanh nghiệp du lịch lữ hành phải ngưng hoạt động, số còn lại chỉ hoạt động cầm chừng; các đơn vị lữ hành, đơn vị vận chuyển đều đưa ra chương trình giảm giá từ 15-20% các tour tham quan tại Ninh Thuận đã làm cho giá của nhóm du lịch trọng gói giảm 27,13% so với năm trước,

 

Thứ hai giá xăng dầu trong nước trong năm được điều chỉnh giảm nhiều lần với tổng mức giảm 5.080 VNĐ đối với xăng, 4.800 VNĐ/lít đối với dầu diezel và 4.910 VNĐ/lít đối với dầu hỏa. Tính bình quân chung cả năm, giá xăng dầu giảm 22,21% so với bình quân năm trước.

Thứ ba, nhu cầu đi lại thấp do ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng làm cho nhóm dịch vụ giao thông công cộng giảm 1,58% so với năm trước mà chủ yếu là giá vé máy bay giảm 35,65%, giá vé tàu hỏa giảm 5,56% so với năm trước. Và cuối cùng đó là Chính phủ triển khai hàng loạt các gói hỗ trợ cho người dân và người sản xuất gặp khó khăn do dịch Covid-19.

Cụ thể, gói hỗ trợ của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) triển khai giảm giá điện 10% giá điện đối với khách hàng sinh hoạt sẽ được thực hiện tại các kỳ hoá đơn tiền điện tháng 5, tháng 6 và tháng 7 năm 2020; Theo đó, giá điện bình quân năm giảm so với cùng kỳ năm trước cũng góp phần kiềm chế CPI năm 2020 của tỉnh so với năm trước.

Minh Châu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm