Thị trường hàng không thế giới đang phục hồi mạnh
Việt Nam chế tạo thành công máy bay lên thẳng không người lái / Xe Limousine trong thân xác máy bay với giá hơn 1 triệu USD
Theo nhận định của Airbus, trong 20 năm tới, lưu lượng hành khách ước tính tăng trưởng ở mức 5,3% mỗi năm và việc tăng tốc ngừng sử dụng các máy bay cũ ít tiết kiệm nhiên liệu hơn sẽ thúc đẩy khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cần 17.620 máy bay chở khách và chở hàng mới. Gần 30% trong số các máy bay này sẽ thay thế các máy bay cũ ít tiết kiệm nhiên liệu hơn.
Thuộc khu vực chiếm 55% dân số thế giới, Trung Quốc, Ấn Độ và các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam và Indonesia sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng ở Châu Á - Thái Bình Dương. GDP của khu vực dự kiến sẽ tăng trưởng ở mức 3,6% mỗi năm so với mức trung bình 2,5% của thế giới và sẽ tăng gấp đôi vào năm 2040.
Tầng lớp trung lưu, những người thích đi du lịch nhất, sẽ tăng từ 1,1 tỷ lên 3,2 tỷ người và xu hướng đi du lịch của mọi người ước tính sẽ tăng gần gấp ba lần vào năm 2040.
Trong số 17.620 máy bay, 13.660 sẽ là máy bay cỡ nhỏ như dòng A220 và A320. Châu Á - Thái Bình Dương sẽ tiếp tục thúc đẩy nhu cầu máy bay tầm trung và tầm xa, chiếm khoảng 42% nhu cầu máy bay trên toàn cầu với 2.470 máy bay có kích cỡ trung bình và 1.490 máy bay cỡ lớn.
Lưu lượng hàng hóa ở Châu Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽ tăng trưởng ở mức 3,6% mỗi năm, cao hơn mức trung bình 3,1% toàn cầu và dẫn đến vận tải hàng không trong khu vực sẽ tăng gấp đôi vào năm 2040. Trên toàn cầu, nhu cầu vận chuyển hàng hóa được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng cùa thương mại điện tử ở mức 4,7%. Nhìn chung, trong 20 năm tới, thế giới sẽ cần khoảng 2.440 máy bay chở hàng mới, trong đó có 880 chiếc sẽ được lắp ráp mới.
Ông Christian Scherer, Giám đốc Thương mại kiêm Giám đốc Airbus International cho biết: “Chúng ta đang chứng kiến sự phục hồi toàn cầu về giao thông bằng đường hàng không. Và khi các biện pháp hạn chế đi lại được nới lỏng hơn nữa thì khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sẽ lại trở thành một trong những động lực chính của sự tăng trưởng này. Chúng tôi tự tin về sự phục hồi mạnh mẽ của lưu lượng hàng không trong khu vực và kỳ vọng thị trường hàng không sẽ phục hồi tương đương mức năm 2019 từ năm 2023 đến năm 2025. Với sự tập trung ngày càng cao vào hiệu suất và ngành hàng không bền vững trong khu vực, các sản phẩm của chúng tôi luôn được định vị tốt để phục vụ thị trường”.
“Danh mục các máy bay hiện đại của Airbus giúp giảm tiêu thụ nhiên liệu từ 20-25% và ít khí thải CO2 so với các máy bay thế hệ cũ. Chúng tôi tự hào rằng tất cả các sản phẩm máy bay của hãng đã được cấp chứng nhận bay với tỷ lệ nhiên liệu 50% SAF (Nhiên liệu Hàng không Bền vững), và tỷ lệ này dự kiến sẽ tăng lên 100% vào năm 2030. Ngoài ra, chiếc máy A350F mới ra mắt của hãng mang lại hiệu suất tăng từ 10 đến 40% so với bất kỳ máy bay vận tải cỡ lớn nào khác trong hiện tại hoặc tương lai, cả về mức tiêu thụ nhiên liệu cũng như lượng khí thải CO2”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Công ty Cổ phần Dệt may Thắng Lợi bị xử phạt
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ