Thị trường ngày 19/3: Giá dầu đi ngang, vàng, nickel, lúa mì hạ nhiệt, quặng sắt tăng
Cảnh sát Ý hỗ trợ tạm giữ 16 container điều xuất khẩu / Hàng trăm doanh nghiệp lữ hành Hàn Quốc xem xét lên kế hoạch đưa khách du lịch tới Đà Nẵng
Ảnh minh họa
Dầu dao động nhẹ
Giá dầu tương đối ổn định trong phiên 18/3, nhưng tính chung cả tuần giảm tuần thứ 2 liên tiếp. Trong tuần, giao dịch biến động mạnh bởi không giải pháp nào thể dễ dàng thay thế dầu mỏ Nga giữa bối cảnh thị trường vốn đang eo hẹp.
Giá dầu Brent kết thúc phiên này tăng 1,29 USD, tương đương 1,2% lên 107,93 USD/thùng, phiên liền trước giá tăng gần 9% - là phiên tăng nhiều nhất kể từ giữa năm 2020. Giá dầu Tây Texas Mỹ (WTI) của Mỹ tăng 1,72 USD, tương đương 1,7%, lên 104,70 USD/thùng, sau khi tăng 8% ở phiên trước.
Tính chung cả tuần, cả hai hợp đồng giảm khoảng 4%, sau khi giao dịch trong biên độ dao động lên tới 16 USD.
Jim Ritterbusch, chủ tịch của Ritterbuch và Associates ở Galena, Illinois cho biết: “Những kỳ vọng trước đó về một thỏa thuận hoặc ngừng bắn giữa Ukraine/Nga đã tan thành mây khói”.
Vàng tuần này giảm tồi tệ nhất kể từ cuối tháng 1
Giá vàng giảm trong phiên cuối tuần, tính chung cả tuần cũng giảm mạnh do nhu cầu bị ảnh hưởng bởi kỳ vọng vào tiến triển trong cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine cũng như việc Mỹ tăng lãi suất.
Giá vàng giao ngay kết thúc phiên này giảm 0,7% xuống 1.929,56 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 4 giảm 0,7% xuống 1.929,30 USD.
Đồng USD đã tăng vọt so với các đối thủ khiến vàng thỏi trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua ở các nước khác ngoài Mỹ.
David Jones, người phụ trách mảng chiến lược gia thị trường của Capital.com cho biết: “Chúng tôi nhận thấy động lực do cuộc xung đột Ukraine và nhu cầu mua đầu cơ (đối với vàng) hạ nhiệt ồ ạt trong mười ngày qua”.
Giá vàng thỏi tuần này giảm 2,8% do triển vọng lạc quan về các cuộc đàm phán hòa bình đã mang lại tâm lý phấn khởi cho các nhà đầu tư trên toàn bộ các thị trường tài chính rộng lớn, làm giảm nhu cầu đối với tài sản trú ẩn an toàn.
Nhôm tăng, nickel giảm
Giá nhôm kéo dài đà tăng trong phiên vừa qua khi thị trường lại dấy lên lo ngại về nguồn cung từ Nga sau khi các cuộc đàm phán hòa bình với Ukraine bị đình trệ, trong khi nickel giảm 12%, một lần nữa lại biến động kịch trần.
Giá nhôm kỳ hạn giao sau 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) tăng 0,2% lên 3,390 USD/tấn trong phiên 18/3, nhưng đã giảm khoảng 2,5% trong tuần.
Xiao Fu, người đứng đầu mảng chiến lược thị trường hàng hóa thuộc Bank of China International, cho biết: “Thị trường lo ngại rằng cuộc xung đột Ukraine có thể kéo dài lâu hơn nữa, vì vậy họ tập trung chú ý vào mối lo lắng về nguồn cung đối với nhiều mặt hàng từ Nga.”
Giá nickel trên sàn LME giảm kịch trần phiên thứ 3 liên tiếp, giảm 12%, lúc mở cửa có lúc giá chỉ còn 36.915 USD/tấn.
Lúa mì, ngô, đậu tương giảm
Giá ngũ cốc và đậu tương Mỹ kỳ hạn tương lai giảm nhẹ trong phiên vừa qua khi các thương nhân giao dịch cầm chừng và theo dõi các nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng ở Ukraine, đồng thời đánh giá những khả năng xuất khẩu nông sản ở Biển Đen có thể tiếp tục bị gián đoạn.
Một quan chức của Chương trình Lương thực Thế giới cho biết các chuỗi cung ứng thực phẩm ở Ukraine đang sụp đổ, với cơ sở hạ tầng đã bị hỏng rất nhiều, nhiều cửa hàng tạp hóa trống rỗng không có hàng, và các tài xế miễn cưỡng không muốn chở hàng.
Giá ngô Mỹ giao dịch trên sàn Chicago phiên 18/3 giảm 12-3/4 cent xuống 7,41-3/4 USD/bushel, lúa mì giảm 34-1/4 cent xuống 10,63-3/4 USD/bushel, trong khi đậu tương giảm 1/2% xuống còn 16,68 USD/bushel.
Các nhà môi giới cho biết thị trường có thể sẽ đảo chiều, giá có thể tăng trở lại cho đến khi biết rõ hơn rằng cuộc xung đột Nga – Ukraine có thể kéo dài bao lâu.
Đường tăng nhẹ
Giá đường thô trên sàn ICE ổn định vào thứ Sáu (18/3) khi các nhà giao dịch định giá nguồn cung tăng mạnh ở các nhà sản xuất hàng đầu, là Ấn Độ và Thái Lan, và tạm thời gác lại nỗi lo về giá dầu cao.
Giá năng lượng tăng thường kéo giá đường tăng theo vì điều đó có xu hướng thúc đẩy các nhà máy mía đường ở nhà sản xuất hàng đầu thế giới – Brazil - chuyển hướng sản lượng từ đường sang ethanol, một loại nhiên liệu sinh học dựa trên mía đường.
Giá đường thô phiên vừa qua tăng 0,3% lên 18,74 cent/lb; đường trắng tăng 0,9% lên 530,70 USD/tấn.
Nhập khẩu đường vào Trung Quốc, nước nhập khẩu nhiều nhất thế giới, giảm 5,3% trong tháng 2 xuống còn 410.000 tấn.
Cà phê tăng
Giá cà phê arabica trên sàn New York kỳ hạn tháng 5 tăng 0,5% lên 2,1720 USD/lb, sau khi giảm 0,6% ở phiên liền trước. Cà phê robusta giao cùng kỳ hạn trên sàn London phiên này tăng 1,1% lên 2.163 USD/tấn, trong phiên có lúc chạm mức cao nhất kể từ cuối tháng 2, là 2.166 USD.
Tại Châu Á, giá cà phê Việt Nam tuần này tăng, trong khi cà phê Indonesia giảm.
Các thương nhân tại Việt Nam chào giá cà phê robusta loại 2 (5% đen và vỡ) với mức chiết khấu 220 đến 240 USD/tấn, giảm so với 300 trong tuần trước; Indonesia chào bán với giá chiết khấu 150 USD/tấn, so với 100 – 110 USD cách đây một tuần.
Cao su tăng
Giá cao su tại Nhật Bản phiên cuối tuần tăng, tính chung cả tuần tăng lần đầu tiên trong vòng 3 tuần do thị trường chứng khoán Tokyo tăng điểm và nguồn cung nguyên liệu thô hạn chế.
Cao su kỳ hạn tháng 8 trên sàn Osaka tăng 2,9 yên, tương đương 1,2%, lên 248,1 yên (2,09 USD)/kg; tính chung cả tuần giá tăng 1,6%.
Nguồn cung nguyên liệu thô từ Thái Lan thắt chặt và giá cao su vật chất tăng mạnh đã hỗ trợ giá trên sàn Osaka.
Trên sàn Thượng Hải, cao su kỳ hạn tháng 5 cũng tăng 175 nhân dân tệ lên 13.450 nhân dân tệ (2.114,98 USD)/tấn, kết thúc chuỗi giảm 5 ngày liên tiếp trước đó.
Quặng sắt tăng
Giá quặng sắt Trung Quốc tăng lên mức cao nhất trong vòng một tuần, tính chung cả tuần tăng tuần thứ 4 liên tiếp do nhà đầu tư kỳ vọng về các biện pháp kích thích bổ sung từ Chính phủ và tạm quên đi nỗi lo về những biện pháp chống Covid-19 cũng như những bất ổn trên toàn cầu.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 5 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên của Trung Quốc tăng 3,5% vào lúc kết thúc phiên 18/3, lên 833,50 nhân dân tệ (131,20 USD)/tấn, sau khi có lúc chạm mức 835 nhân dân tệ - cao nhất kể từ ngày 11 tháng 3. Tính chung cả tuần, giá tăng 1%.
Trên Sàn giao dịch Singapore, hợp đồng kỳ hạn tháng 4 tăng 2,5% lên 152,40 USD/tấn. Dữ liệu tư vấn của SteelHome cho thấy quặng sắt nhập khẩu, loại 62% sắt, giao ngay tại cảng biển Trung Quốc ở mức 146,50 USD/tấn.
Khí đốt giảm
Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay tại châu Á giảm trong tuần này, theo xu hướng giá ở Châu Âu, khi nỗi lo về sự gián đoạn nguồn cung khí của Nga đã dịu lại.
Giá LNG trung bình giao tháng 5 tới Đông Bắc Á tuần này là 35,50 USD/mmBtu, giảm 2,50 USD, tương đương 6,6% so với tuần trước.
Edmund Siau, nhà phân tích LNG thuộc công ty tư vấn FGE cho biết: “Giá khí ở châu Âu đã ổn định hơn trong tuần này khi cả hai bên (Nga và châu Âu) giảm bớt những thông điệp về việc cắt giảm xuất khẩu khí đốt hiện có của Nga sang châu Âu”.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng 19/3:
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 3/1/2025: SJC cùng vàng nhẫn tăng vọt
PMI ngành sản xuất sụt giảm tháng cuối năm 2024
Giá ngoại tệ ngày 3/1/2025: USD đạt mức cao mới, Index vượt ngưỡng 109
Giá nông sản ngày 3/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ mức cao
Giá heo hơi ngày 3/1/2025: Ổn định trên cả nước
Đà Nẵng: Tổ chức 14 điểm bán hàng bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ 2025