Thoát nghèo từ trồng bí xanh theo tiêu chuẩn VietGAP
Đắk Lắk: Làm giàu từ nguồn lúa gạo địa phương / Hà Tĩnh: Làm giàu từ vùng đất đồi hoang hóa
Được thành lập năm 2019, Hợp tác xã (HTX) Thanh Đức thuộc xã Địa Linh, huyện Ba Bể hiện đang có 10ha bí xanh thơm, do 7 thành viên trong HTX quản lý. Anh Nguyễn Văn Đức, Chủ nhiệm HTX cho biết, vụ năm 2020, toàn huyện Ba Bể có trên 70habí xanhthơm đã được thu hoạch, với sản lượng trên 3.000 tấn. Trong đó, riêng xã Địa Linh có khoảng 45ha.
“Giá bí xanh bán đầu vụ tại ruộng dao động từ 7.000 - 8.000 đồng/kg, khi được bảo quản tốt, bán ra thị trường với giá khoảng 15.000 đồng/kg. Bình quân mỗi ha cho thu 50-70 tấn, trung bình các hộ trồng bí xanh thơm có thể đạt thu nhập từ 150 - 200 triệu đồng/năm. Vì vậy, đây là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, đang được nhiều hộ dân mở rộng diện tích và ứng dụng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP”, anh Nguyễn Văn Đức cho biết thêm.
Sản phẩm bí xanh thơm của huyện Ba Bể được giới thiệu, bày bán tại siêu thị ở Hà Nội.
Tương tự, bà Đinh Thị Tuyết Nhung, Giám đốc HTX Nhung Lũy, xã Yến Dương, huyện Ba Bể cho biết: “Đây là loại cây giảm nghèo của chúng tôi, đặc biệt ở hai xã Yến Dương và Địa Linh. So với trồng lúa, trồng ngô hay các loại hoa màu khác, trái bí này đem lại giá trị cao gấp khoảng 10 lần. Vì thế, bà con rất đầu tư chăm sóc, coi nó là nguồn thu nhập chính”.
Bí xanh thơm là loại cây dễ trồng và chăm sóc, phù hợp với đặc thù của cộng đồng dân cư miền núi, khó tiếp cận nhiều với khoa học, kỹ thuật, đồng thời rất dễ bảo quản, phù hợp với vận chuyển xa, tối ưu lợi nhuận cho người trồng. Hiện, các HTX và tổ hợp tác trồng cây bí xanh thơm trên địa bàn huyện Ba Bể được cấp giấy chứng nhận VietGAP đã tổ chức liên kết, cung ứng sản phẩm bí xanh cho các siêu thị lớn và các điểm giới thiệu sản phẩm nông sản sạch trong và ngoài tỉnh.
Ngoài sản phẩm thô là quả, người dân Ba Bể còn chế biến ra nhiều các sản khác từ bí xanh thơm như: Mứt bí mật mía vị bạc hà, mứt bí mật mía vị gừng, bí sấy mặn ngọt chua cay… đem lại giá trị kinh tế và cơ hội việc làm cho nhiều người.
Ông Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Chánh Văn phòng điều phối Xây dựng nông thông mới tỉnh Bắc Kạn cho biết: “Khi tham gia vào chương trình OCOP của tỉnh, bí xanh thơm được công nhận là sản phẩm 3 sao. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này ra các vùng, các xã lân cận có đất đai, thổ nhưỡng phù hợp”.
Có thể nói, trồng bí xanh thơm đã cho thấy hiệu quả kinh tế rõ rệt. Đây là những thành quả đáng mừng của Chương trình OCOP với cây trồng vốn được coi là hoa màu phụ trong sản xuất nông nghiệp. Với những kết quả đã và đang có được, thương hiệu bí xanh thơm Bắc Kạn hứa hẹn sẽ trở thành một sản phẩm có tên tuổi, có thể xuất khẩu đến các thị trường nước ngoài, đem lại nguồn kinh tế lâu dài, bền vững cho bà con huyện miền núi tỉnh Bắc Kạn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương