Tiền Giang: Nuôi trùn quế lãi tới 500 triệu đồng/tháng
Tôm chết hàng loạt, người nuôi ở Quảng Bình thua lỗ nặng / Sơn La: Nuôi thủy sản ở Tường Phong, mỗi hộ thu cả trăm triệu đồng mỗi năm
Nuôi trùn quế công nghệ cao
Sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin, ĐH An Giang, anh Vinh đã có việc làm ở TP.HCM với mức lương hàng chục triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, nắm bắt xu thế sản xuất nông nghiệp sạch, anh đã mạnh dạn từ bỏ công việc nơi đô thị để về miền Tây khởi nghiệp.
Nhận thấy trùn quế là vật nuôi cải tạo môi trường tốt, anh Vinh dành nhiều thời gian nghiên cứu tìm hiểu. Qua thông tin mà anh có được, nghề nuôi trùn quế đã có từ nhiều năm nay nhưng đại đa số người nuôi đều thất bại hoặc không mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo anh có nhiều nguyên nhân như phân trùn kém chất lượng không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, trại nuôi không có thị trường để liên kết bao tiêu đầu ra...
Để khắc phục vấn đề này anh đã cùng bạn bè nghiên cứu kỹ lưỡng và lập cho mình một dự án nuôi trùn quế sạch, áp dụng công nghệ cao, hướng bao tiêu đầu ra.
Anh Vinh phân tích, bà con mình nuôi trùn quế thường cho ăn chất thải hữu cơ như phân bò, một vài trại có kết hợp men vi sinh nhưng hiệu quả không cao. Mỗi mét vuông nuôi trong ba tuần chỉ đạt khoảng 1 kg trùn thương phẩm.
Với công nghệ nuôi của Israel, năng suất nuôi trùn quế từ trang trại của anh Vinh đạt gấp đôi so với phương pháp nuôi truyền thống. |
Riêng công nghệ của anh Vinh rất khác biệt, anh sử dụng không chỉ phân bò, mà cả phế phẩm thực vật như rau quả dập hư, phân động vật, phế phẩm sau biogas… Qua xử lý bằng công nghệ Lignin anh thu được đạm thực vật. Từ đó lấy đạm nuôi trùn quế.
Trong quá trình nuôi anh sử dụng một loại men được nhập khẩu từ Israel để cho ăn, giúp trùn phát triển khỏe mạnh, hiệu suất chăn nuôi từ công nghệ này lên đến 2kg trùn sinh khối trên 1m2, gấp 2 lần phương pháp nuôi thông thường. Tính riêng trang trại ở Tiền Giang với 3.000m2 nuôi cho gần 6 tấn trùn thương phẩm.
Loại men đặc biệt này gồm 3 nguyên liệu từ Israel và mật mía đường của Việt Nam. Men được ủ trong hơn ba tuần mới cho ra sản phẩm dùng cho trùn ăn.
Với loại men này, phân trùn quế có chứa các chất đa trung vi lượng, axit amin. Đặc biệt là hệ vi sinh vật qua ruột trùn giúp cải tạo đất rất tốt. Một chi tiết rất đáng ý là phân trùn quế không chứa hàm lượng kim loại nặng như phân gà, rất phù hợp cho nông nghiệp sạch ứng dụng công nghệ cao, xuất khẩu. Vì vậy sản phẩm từ trang trại của anh Vinh được rất nhiều bà con đặt mua. Hàng sản xuất ra không đủ bán.
Hiện trùn quế từ trang trại của anh sản xuất ra không đủ bán. |
Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng anh Vinh đã liên kết với hơn 200 hộ nông dân nuôi trùn quế ở khắp các tỉnh thành miền Tây. Anh còn mở thêm chi nhánh ở Hậu Giang, Long An, Tiền Giang với quy mô hàng chục ha mỗi trang trại. Anh dự kiến mở thêm trang trại quy mô 10 ha ở Bến Tre.
Hiện mỗi tháng trang trại của anh Vinh xuất bán trên 300 tấn phân trùn quế với giá từ 3.000-4.500đ/kg, trên 50 tấn trùn sinh khối với giá từ 10.000-15.000 đ/kg, 6 tấn trùn thịt với giá bán từ 50.000 đ/kg thu về trên 1,7 tỷ đồng, lãi ước tính trên 500 triệu đồng.
Ấp ủ mô hình trồng trọt chăn nuôi khép kín
Với quyết tâm làm nông nghiệp sạch, anh Vinh đã xây dựng mô hình trồng trọt chăn nuôi sạch dựa trên những thành quả đạt được từ nuôi trùn. Anh mong muốn mình sẽ tạo ra được nhiều sản phẩm sạch hơn nữa. Vườn dừa 2 ha, vườn rau anh đều lấy phân trùn bón, không tốn chút chi phí nào.
Dưới mương dừa anh thả nuôi cá tai tượng, cá diêu hồng, lấy trùn thịt làm thức ăn cho cá. Vừa qua, anh xuất bán trên 3 tấn cá tai tượng với giá bán 86.000 đồng/kg, cao gấp đôi giá thương lái mua cá nuôi bằng thức ăn công nghiệp.
Lấy trùn nuôi cá, giá bán cao gấp đôi so với nuôi bằng thức ăn công nghiệp. |
Anh Vinh nói: “Mình lấy chất thải hữu cơ nuôi trùn, rồi lấy trùn bán, nuôi cá, nuôi gà, vịt. Phân trùn bán thương phẩm, trồng cây. Chất thải trong các hoạt động đó lại tiếp tục nuôi trùn, không có thứ gì bỏ ra khỏi vòng khép kín này”.
Chia sẻ về bí quyết thành công của mô hình anh Vinh cho biết: “Điều quan trọng nhất là mình phải hướng dẫn chăn nuôi một cách tốt nhất để bà con có sản phẩm liên kết, đáp ứng thị trường. Thời gian đầu mình làm hết cho bà con thấy, giá cả con giống cũng bán rẻ hơn các trại khác để họ dễ tiếp cận. Cái gì bà con tự làm được thì mình chỉ hết chứ không giấu nghề. Bà con có thành công thì mình mới thịnh vượng được với nghề này”.
“Tôi chỉ có mong ước, bà con nào liên kết với mình cũng đều sống khỏe. Một trăm mét vuông thôi, mỗi tháng bà con có hơn 100 kg trùn sinh khối và thịt, vài tấn phân trùn thì thu nhập lên đến chục triệu đồng rồi. Hoặc bà con lấy nuôi gà vịt, trồng cây trái thì cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao”, anhNguyễn Công Vinh, Giám đốc Trang Trại Sạch (Châu Thành, Tiền Giang).
|
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Phát triển các khu thương mại tự do sẽ là bàn đạp thúc đẩy dịch vụ logistics
Tổng giám đốc công ty Văn hoá Tân Bình ALT 'mua chui' hàng trăm ngàn cổ phiếu
Xăng dầu đồng loạt giảm giá
Chung cư Hà Nội 2025: Chuyên gia dự báo không dễ giảm nhưng không sốt nóng
Dự báo diễn biến thị trường bất động sản khi có bảng giá đất mới
Sửa quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường
Anh Vinh từ bỏ công việc mức lương hàng chục triệu đồng ở TP.HCM để về quê khởi nghiệp nuôi trùn quế.