Tiêu dùng trong tuần (từ 17-23/4/2023): Giá rau xanh, thịt lợn, trái cây... tăng mạnh
Đà Nẵng: Hơn 10.000 voucher trao tặng du khách để kích cầu du lịch / Bổ sung hành lang pháp lý, thúc đẩy vay tiêu dùng
Giá rau xanh, thịt lợn, trái cây... đồng loạt tăng; trong khi giá vàng, xăng dầu hạ nhiệt. Ảnh minh họa
Hà Nội: Giá rau xanh tăng gấp đôi, thịt lợn tăng 10%
Sáng 17/4, ghi nhận tại một số chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội như chợ Nguyễn Công Trứ (quận Hai Bà Trưng), chợ Thành Công (quận Ba Đình)… các mặt hàng thực phẩm, trái câyrục rịch tăng giá, đặc biệt rau xanh tăng mạnh so với thời điểm đầu tháng.
Cụ thể, các loại rau xanh vụ Xuân-Hè đang tăng trung bình từ 30-50%, cá biệt có loại tăng gần gấp đôi: Mồng tơi từ 4.000 đồng tăng lên 8.000 đồng/mớ; rau muống từ 7.000 - 12.000 đồng tăng lên 12.000 - 20.000 đồng/mớ; rau rền từ 7.000 đồng lên 12.000 đồng/mớ; mướp từ 15.000 đồng lên 23.000 - 25.000 đồng/kg…
Lý giải nguyên nhân tăng tăng giá, các tiểu thương kinh doanh rau tại chợ cho biết do thời tiết thay đổi liên tục, mưa nhiều làm sương muối dày đặc đã làm hỏng rau, ảnh hưởng đến nguồn cung từ các nhà vườn.
“Mỗi lứa rau sẽ thường sẽ mất khoảng 3-4 tuần cho một đợt thu hoạch mới, do vậy việc giá tăng cao sẽ diễn ra ít nhất từ 1-2 tuần,” anh Xuân Tình, tiểu thương tại chợ Vĩnh Tuy cho hay.
Bên cạnh rau vụ Hè, các mặt hàng rau màu khác chỉ tăng nhẹ hoặc giữ mức ổn định như bắp cải từ 10.000 - 15.000 đồng/kg; cần ta, tây giá từ 15.000 - 20.000 đồng/kg; cà chua 15.000 - 18.000 đồng/kg, khoai tây giá 18.000 đồng/kg, súp lơ xanh, trắng từ 20.000 - 22.000 đồng/kg…
Ngoài rau màu, giá của một số loại gia súc tại các chợ truyền thống cũng có xu hướng tăng nhẹ. Trong số đó, giá thịt lợn tăng khoảng 10% theo giá lợn hơi, giữ ở mức khoảng từ 100.000 - 140.000 đồng/kg: Thịt mông sấn giá 100.000 đồng/kg, thịt thăn giá 110.000 đồng/kg, thịt ba chỉ ở mức 120.000 - 130.000 đồng/kg, sườn các loại có giá 130.000 - 140.000 đồng/kg…
Trong khi đó, một số thực phẩm khác như thịt bò vẫn đang “đi ngang” trong nhiều tuần, giữ ở mức từ 220.000 đến 280.000 đồng/kg, tùy loại; các loại thịt gia cầm như ngan, gà, vịt... đã mổ sẵn có giá dao động từ 75.000 - 90.000 đồng/kg, gà ta giá 150.000 - 170.000 đồng/kg.
Một số loại hải sản đồng như cá lóc, cá trê dao động từ 40.000 đến 50.000 đồng/kg; cá trắm (từ 3 kg trở lên) có giá từ 85.000 đến 100.000 đồng/kg; mực ống tươi có giá từ 250.000 đến 300.000 đồng/kg, tôm sú từ 280.000 đến 320.000 đồng/kg. Trứng gà công nghiệp giữ mức 25.000 đồng/chục; trứng gà ta, trứng vịt giữ giá ở mức 27.000 đến 30.000 đồng/chục...
Bên cạnh rau xanh và thịt gia súc, giá các loại trái cây cũng ghi nhận tăng khoảng 20-30% so với năm ngoái. Cụ thể, xoài Cát Chu đang có giá 40.000 đồng/kg, tăng 15.000 đồng so với cùng kỳ năm ngoái; xoài Thái giá 40.000 đồng/kg, tăng 15.000 đồng; xoài keo giá dao động 25.000 - 30.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng; thanh long ruột trắng giá 35.000 - 40.000 đồng/kg, tăng 15.000 đồng; dưa hấu không hạt, dưa hấu Sài Gòn giá dao động từ 15.000 - 25.000 đồng/kg, tăng 5.000 - 10.000 đồng; cam sành giá 20.000 - 25.000 đồng/kg…
Đặc biệt, mận hậu đầu mùa có giá cao "ngất ngưởng" khoảng 150.000 - 200.000 đồng/kg thì nay đã dần hạ nhiệt. Hiện tại các chợ và sạp mận hậu Mộc Châu đang được chào bán với giá dao động khoảng 60.000 - 70.000 đồng/kg.
Một số tiểu thương kinh doanh cho biết nguyên nhân khiến giá trái cây trong nước tăng mạnh bởi năm nay hoa quả được mùa, xuất khẩu được sang Trung Quốc nên kéo giá tăng theo. Tuy nhiên, các tiểu thương cũng cho rằng khi vào khoảng giữa tháng Năm và đầu tháng Sáu trở đi, giá hoa quả sẽ "mềm" hơn khi vào chính vụ.
Giá vàng giảmmạnh
Chốt phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng trên thị trường quốc tế đứng ở quanh ngưỡng 1.982 USD/ounce, giảm mạnh hơn 22 USD/ounce so với giao dịch cùng thời điểm này sáng qua.
Tuần này, thị trường vàng đón nhận khá nhiều thông tin kinh tế, trong đó là tăng trưởng GDP và doanh số bán lẻ tháng 3 của Trung Quốc, lạm phát tại châu Âu và việc làm tại Mỹ. Chỉ có số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ là tăng, hỗ trợ thị trường vàng. Còn lại các thông tin khác đẩy giá vàng lao dốc.
Ngày 21/4, khu vực kinh tế đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã công bố chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tăng mạnh, từ 53,7 trong tháng 3, lên 54,4 trong tháng 4/2023. PMI mua hàng trên 50 phản ánh tín hiệu mở rộng của thị trường trong hoạt động kinh doanh bán lẻ. Tuy nhiên, PMI ở lĩnh vực sản xuất lại giảm từ 47,3 xuống 45,5 vào tháng 4.
Mặc dù vậy, giới chuyên gia vẫn nhận định lạc quan về kinh tế khu vực Eurozone, bởi nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh sẽ giúp thúc đẩy tiêu dùng hết hàng tồn kho trước đó và kéo theo nhu cầu đặt hàng 1-2 tháng tới tại các doanh nghiệp sản xuất sẽ tăng lên.
Các chuyên gia còn lạc quan rằng, kinh tế Eurozone sẽ thoát khỏi một đợt suy thoái, khi lạm phát đang giảm nhanh chóng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Những nhận định kể trên khiến giới đầu tư suy đoán rằng rủi ro có thể dần thoái lui và vàng thiếu đi động lực hỗ trợ.
Cho đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia và tổ chức tài chính lớn trên thế giới đã nhận định, chắc chắn kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng mạnh trong quý 2 năm nay. Nếu kinh tế châu Âu phục hồi tích cực thì kinh tế thế giới sẽ thoái khỏi suy thoái trong năm 2023. Điều này bất lợi cho vàng.
Chỉ trong phiên ngày 21/4, Quỹ ủy thác vàng lớn nhất thế giới SPDR đã bán ròng 2,89 tấn vàng. Việc nhà đầu tư chốt lời sớm khi giá vàng đang ở mức cao sẽ giúp cho họ có lợi nhuận và bảo toàn vốn.
Tuần này, giá vàng thế giới có 2 phiên tăng, nhưng 3 phiên giảm. Phiên cuối tuần giảm mạnh. Tính chung tuần qua vàng thế giới đã giảm 14 USD/ounce so với giá mở cửa tuần.
Trong nước, giá vàng SJC tại tập đoàn DOJI niêm yết trên thị trường Hà Nội mua - bán quanh mức 66,4 - 66,95 triệu đồng/lượng, đi ngang cả chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên trước.
Giá vàng SJC tại công ty Phú Quý 66,4 - 67 triệu đồng/lượng, đi ngang cả chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên trước.
So với giá mở cửa phiên đầu tuần, giá vàng SJC tại DOJI và Phú Quý cả tuần chỉ tăng có 50.000 đồng/lượng.
Giá vàng SJC trong nước tuần này biến động trong biên độ khá hẹp, chỉ điều chỉnh ở mức 50.000 - 100.000 đồng/lượng mỗi phiên. Một số nhà đầu tư trong nước cho rằng, chênh lệch giữa 2 chiều mua - bán đang ở mức rất cao, do đó có đầu tư cũng không có lãi.
Khoảng 2 tuần gần đây, phần lớn các cơ sở kinh doanh vàng bạc đã điều chỉnh thu hẹp chênh lệch giá giữa 2 chiều mua - bán vàng SJC từ 1 triệu đồng hồi tháng 3, nay còn 600.000 đồng. Tuy nhiên, khoảng cách này vẫn khá lớn, không thu hút giới đầu tư vào kim loại quý. Do đó, khi thị trường thế giới lên trên 2.000 USD/ounce và giảm sâu dưới mức này thì SJC vẫn chỉ quanh quẩn ở ngưỡng 67 triệu đồng/lượng.
Xăng dầu đồng loạt giảmgiá
Tại kỳ điều chỉnh ngày 21/4, liên Bộ Công Thương - Tài chính không chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Đồng thời trích lập Quỹ bình ổn giá 300 đồng/lít với các loại xăng dầu, trừ dầu mazut.
Sau khi thực hiện việc chi Quỹ bình ổn giá, liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định điều chỉnh giá xăng dầu như sau: Xăng RON 92 giảm 490 đồng/lít; Xăng RON 95 giảm 610 đồng/lít; Dầu diesel giảm 750 đồng/lít; Dầu hoả giảm 250 đồng/lít; Dầu mazut tăng 650 đồng/kg.
Theo đó: Xăng RON 92 không cao hơn 22.680 đồng/lít; Xăng RON 95 không cao hơn 23.630 đồng/lít; Dầu diesel 0.05S không cao hơn 19.390 đồng/lít; Dầu hỏa không cao hơn 19.480 đồng/lít; Dầu mazut không cao hơn 15.840 đồng/kg.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Công ty Cổ phần Dệt may Thắng Lợi bị xử phạt
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ