Tín dụng tăng trưởng 5,74% trong 5 tháng đầu năm
Siết chặt cho vay bất động sản làm giảm nguồn cung / Giá vàng 18/6: Trong nước tăng mạnh 150.000 đồng/lượng
Cụ thể như tín dụng đối với lĩnh vực xuất khẩu tăng 13%; tín dụng đối với doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 14,33%; tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 5,04%; tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng 5%; tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tăng 4,11%.
So với mức tăng trưởng cùng kỳ của 5 tháng đầu năm 2018 ở mức 6,22%, tăng trưởng tín dụng năm nay có phần chậm lại. Nguyên nhân đến từ siết chặt tín dụng, đặc biệt các lĩnh vực có rủi ro cao.
Tuy nhiên các lĩnh vực được ưu tiên như khu vực công nghiệp, sản xuất, xuất khẩu, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hỗ trợ để cung ứng vốn đầy đủ.
Tín dụng cho bất động sản bị siết chặt hơn. |
Bên cạnh đó, hiện nay có nhiều tổ chức tài chính cho vay ngang hàng, các tổ chức kinh tế vi mô khác và hệ thống thị trường cổ phiếu, trái phiếu.
Đặc biệt trái phiếu doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp đã tích cực huy động vốn chung và dài hạn của kênh này. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã có nhiều kênh để huy động vốn, không bị phụ thuộc vào một nguồn vốn nhất định là ngân hàng.
Theo Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, kinh tế vĩ mô những tháng đầu năm 2019 tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4 tháng tăng 2,71%, thấp nhất trong 3 năm qua.
Tỷ giá, thị trường ngoại hối ổn định; dự trữ ngoại hối nhà nước đạt kỷ lục. Tăng trưởng kinh tế (GDP) quý I đạt 6,79%. Xuất khẩu 4 tháng đạt 78,8 tỷ USD, tăng 5,8%; xuất siêu 711 triệu USD…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 3/1/2025: SJC cùng vàng nhẫn tăng vọt
Giá ngoại tệ ngày 3/1/2025: USD đạt mức cao mới, Index vượt ngưỡng 109
Giá nông sản ngày 3/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ mức cao
Giá heo hơi ngày 3/1/2025: Ổn định trên cả nước
Đà Nẵng: Tổ chức 14 điểm bán hàng bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ 2025
VietinBank đẩy mạnh ứng dụng AI