Tổng điều tra kinh tế 2017: DN dịch vụ chiếm tỉ trọng cao, nông nghiệp ngày càng giảm
Sáng 19/9, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê đã tổ chức họp báo công bố kết quả Tổng điều tra kinh tế năm 2017.
Walmart có doanh thu quý II/2018 cao nhất hơn 10 năm / Doanh thu quảng cáo Yeah1 tăng vọt trong nửa đầu 2018
Theo đó, tính đến thời điểm 1/7/2017, cả nước có gần 5,9 triệu đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp, tăng 13,7% so với năm 2012 (706 nghìn đơn vị), mỗi năm tăng bình quân 2,6%, thấp hơn mức tăng 5% của thời kỳ 2007 - 2012.
Quang cảnh buổi họp báo. |
Số DN đến thời điểm 1/1/2017 là 517,9 nghìn DN, trong đó tổng số DN thực tế đang hoạt động điều tra được là 505,1 nghìn DN và 12,86 nghìn DN đã đăng ký nhưng đang đầu tư, chưa đi vào hoạt động SXKD.
Trong số DN, có 10,1 nghìn DN lớn, tăng 29,6% (tăng gần 2,3 nghìn DN) so với thời điểm 1/1/2012 và chiếm tỷ lệ khiêm tốn với 1,9%; số DN nhỏ, vừa và siêu nhỏ là 507,86 nghìn DN, tăng 52,1% (tương đương 174 nghìn DN) so với thời điểm 1/1/2012, chiếm 98,1%; trong đó DN vừa có gần 8,5 nghìn DN, tăng 23,6% (tương đương gần 1,6 nghìn DN), chiếm 1,6%; DN nhỏ là 114,1 nghìn DN, chiếm 22,0%, tăng 21,2% (tương đương gần 20 nghìn DN) và DN siêu nhỏ là 385,3 nghìn DN, chiếm cao nhất với 74,4%, tăng 65,5% (tương đương 152 nghìn DN).
Số lượng DN vừa và nhỏ (VVN) tăng nhanh trong giai đoạn 2012 - 2017 nhưng số lao động của DN này lại tăng thấp hơn so với DN lớn. Bình quân năm giai đoạn 2012 - 2017, số DNVVN tăng 8,8% cao hơn mức tăng bình quân của DN lớn là 5,3%. Tuy nhiên, lao động trong các DN lớn tăng nhanh hơn so với các DNVVN, số lao động hiện đang làm việc trong các DN lớn tăng 33,8% trong khi lao động trong các DNVVN chỉ tăng 22,1% so với thời điểm 1/1/2012; bình quân năm giai đoạn 2012 - 2017 lao động trong DN lớn tăng 6% và DNVVN chỉ tăng 4,1%.
Số DN ngoài nhà nước tăng 52,3% và lao động tăng 27,9%, cao hơn DNNN nhưng thấp hơn doanh nghiệp FDI; bình quân năm giai đoạn 2012 - 2017 số DN ngoài nhà nước tăng 8,8% và lao động tăng 5%. Kết quả này cho thấy DN FDI thu hút nhiều lao động nhất trong 5 năm qua góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Kết quả điều tra cũng cho thấy công nghiệp và xây dựng tiếp tục thu hút nhiều lao động, tạo ra lợi nhuận và đóng góp nhiều nhất cho ngân sách nhà nước. Khu vực dịch vụ tiếp tục chiếm tỷ lệ cao nhất về số DN, vốn và doanh thu, đồng thời là khu vực đang phát triển nhanh hơn các khu vực còn lại. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản hiện có quy mô nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của khu vực này và có tỷ lệ đóng góp ngày càng giảm so với khu vực công nghiệp và xây dựng.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2016: Khu vực DN FDI có doanh thu thuần tăng mạnh với 134,5% so với năm 2011, chiếm 27,4% tổng doanh thu thuần, doanh thu thuần bình quân năm đạt 560,7 nghìn tỷ đồng (tăng 18,6%), tuy nhiên lại thấp hơn khu vực DN ngoài nhà nước. Tỷ trọng doanh thu thuần thấp nhất là khu vực DNNN chỉ chiếm 16,7%, doanh thu thuần của khu vực DN này tăng thấp nhất với 244 nghìn tỷ đồng (tăng 8,9%), doanh thu thuần bình quân năm tăng 1,7% (tương đương 48,8 nghìn tỷ đồng).
Theo Báo Kinh tế và Đô thị
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương
Cột tin quảng cáo