TP.HCM: Kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chế xuất
Thị trường ô tô Việt tháng 5/2020 "ấm' dần sau đại dịch Covid-19 / Shark Phú: Dịch chuyển dòng vốn FDI, Việt Nam có nguy cơ chỉ là nơi né thuế
Theo đó, UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khu công nghiệp, khu kinh tế.
Hiện nay, tại TP.HCM các khu chế xuất (KCX) - khu công nghiệp (KCN) đã thu hút 177 doanh nghiệp chế xuất đang hoạt động đầu tư dự án, so với tăng 18 dự án so với cùng kỳ năm 2015.
Trong đó, có 170 dự án doanh nghiệp chế xuất hoạt động tại 3 KCX gồm Tân Thuận, Linh Trung, Linh Trung II và có 7 dự án doanh nghiệp chế xuất hoạt động trong KCN. Tổng vốn đầu tư đăng ký của 177 dự án doanh nghiệp chế xuất tính đến hết năm 2019 là 3,36 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2015 (3,13 tỷ USD), chiếm 31% trong tổng vốn đầu tư đăng ký KCX và KCN trên địa bàn.
Các dự án hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp chế xuất tại TP.HCM gặp một số khó khăn, vướng mắc.
Tuy nhiên, theo UBND TP.HCM, hiện nay các dự án hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp chế xuất đang gặp một số khó khăn, vướng mắc.
Cụ thể, về kiểm tra, giám sát hải quan trước khi thực hiện thủ tục đầu tư, theo quy định Khoản 1 Điều 30 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý KCN, khu kinh tế, đối với các dự án mới thành lập hoạt động theo hình thức doanh nghiệp chế xuất sẽ gặp khó khăn trong thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư, thời gian cấp Giấy chứng nhận đầu tư có thể kéo dài do phải chờ ý kiến của cơ quan Hải quan về khả năng đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan của dự án.
Điều này cũng gây khó khăn cho cơ quan Hải quan trong thẩm định điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan do có những dự án đầu tư mới chỉ là chủ trương đầu tư, đang xin cấp phép đầu tư, nhà xưởng, kho bãi chưa được hình thành và chưa có quy định cụ thể về điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan của doanh nghiệp chế xuất.
Theo UBND TP.HCM, hiện nay, trên địa bàn thành phố có 3 KCX (Tân Thuận, Linh Trung, Linh Trung 2) gần như đã lấp đầy, không còn quỹ đất.
Do đó, các doanh nghiệp chế xuất gặp khó khăn trong việc mở rộng sản xuất, phải thuê kho bên ngoài KCX, KCN để lưu giữ hàng hóa, nguyên liệu, vật tư sản xuất. Tuy nhiên, do quy định hiện hành chưa rõ ràng dẫn tới doanh nghiệp chế xuất không thể thuê kho ngoài để lưu giữ hàng hóa.
Về Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được áp dụng cơ chế đối với doanh nghiệp chế xuất, hiện nay chưa có hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền xác nhận chi nhánh thỏa mãn các điều kiện này để Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được áp dụng cơ chế đối với doanh nghiệp chế xuất.
Mặt khác, 3 điều kiện bảo đảm điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan; thành lập trong KCX - KCN; hạch toán phụ thuộc vào doanh nghiệp chế xuất do 3 cơ quan quản lý nhà nước khác nhau quản lý (cơ quan Hải quan, cơ quan Đăng ký đầu tư và cơ quan Thuế).
Từ những khó khăn, vướng mắc đó, UBND thành phố kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, sửa đổi, bổ sung Nghị định 82/2018/NĐ-CP (hoặc quy định cụ thể tại Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 82/2018/NĐ-CP).
Trong đó, quy định các trường hợp được xác nhận là doanh nghiệp chế xuất; quy định về kiểm tra,giám sát hải quan; quy định cụ thể về hoạt động thuê kho ngoài các KCN, KCX, khu công nghệ cao, khu kinh tế của doanh nghiệp chế xuất để lưu giữ hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cho đồng bộ với pháp luật hải quan và phù hợp với quy định tại Luật Đầu tư; xác nhận Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được áp dụng cơ chế đối với doanh nghiệp chế xuất.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thủ tướng yêu cầu giảm mặt bằng lãi suất cho vay
Đại biểu Quốc hội đề xuất áp thuế suất ưu đãi cho cơ quan báo chí
Giá vàng thế giới ngày 28/11: Phục hồi sau chuỗi ngày giảm sâu
Giá ngoại tệ ngày 28/11/2024: USD chững lại tại một số ngân hàng thương mại lớn
Đầu tư Khai khoáng và Quản lý Tài sản FLC GAB bị xử phạt
Giá nông sản ngày 28/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh