TP.HCM: Triển khai giải pháp “trợ lực” giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển
EVFTA: Doanh nghiệp Việt cần đẩy mạnh khai thác thị trường ngách / Thông “tuyến cao tốc” EVFTA: Cơ hội lớn cho nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực
Kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp
Tại báo cáo về tình hình hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong và sau dịch Covid-19, UBND TP.HCM cho biết trong thời gian qua nhiều ban ngành, đơn vị đã nổ lực trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp.
Cụ thể, về chính sách thuế, Cục Thuế thành phố đã xây dựng bộ tiêu chí hướng dẫn các trường hợp được miễn, giảm và giãn thuế do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tăng cường công tác tuyên truyền và hỗ trợ online qua các kênh. Hạn chế hoặc không tổ chức thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh. Đẩy mạnh công tác hoàn thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp với số tiền hoàn hơn 4.500 tỷ đồng.
Đồng thời, Cục Thuế thành phố đã rà soát, lập danh sách các doanh nghiệp, tổ chức thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định số 41 của Chính phủ về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất với tổng số doanh nghiệp và tổ chức được ưu đãi gần 256.000 doanh nghiệp và hơn 43.500 cá nhân.
Cục thuế thành phố tích cực chung tay phòng chống dịch Covid-19.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM làm việc với các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng để thực hiện cân đối, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí,... đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid -19. Cụ thể, các ngân hàng thương mại đã hỗ trợ cho 230.000 khách hàng, với tổng dư nợ đạt 384.610 tỷ (tính đến ngày 6/7).
Đối với Bảo hiểm xã hội thành phố, đơn vị này đã kịp thời hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Bảo hiểm xã hội thành phố đã xử lý hồ sơ tạm hoãn vào quỹ hưu trí tử tuất cho 286 đơn vị với hơn 27.000 lao động. Dự kiến số doanh nghiệp tạm hoãn khoảng 2.000 đơn vị với 136.730 lao động. Tổng số doanh nghiệp gửi hồ sơ xác nhận hưởng chính sách hỗ trợ cho người lao động là 2.428 đơn vị, cơ quan bảo hiểm xã hội đã xác nhận được 2.127 đơn vị với 53.852 lao động.
Riêng Tổng Công ty Điện lực thành phố đã hỗ trợ tiền điện cho các khách hàng, dự kiến mức hỗ trợ khoảng 1.700 tỷ đồng trong 3 tháng.
Không để doanh nghiệp nhỏ và vừa phá sản
Theo UBND TP.HCM, thời gian tới sẽ tiếp triển khai một số giải pháp hỗ trợ sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Theo đó, UBND TP.HCM chỉ đạo Cục Thuế thành phố chủ động rà soát các đối tượng thuộc ưu đãi theo Nghị định 41 của Chính phủ nhưng vẫn chưa nộp giấy đăng ký gia hạn nộp thuế để thực hiện đôn đốc nhắc nhở, đảm bảo các đối tượng đều được thụ hưởng chính sách ưu đãi.
Đồng thời, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với UBND các quận - huyện rà soát danh sách các hộ tạm ngừng kinh doanh để thẩm định và hỗ trợ. Thực hiện rà soát và điều chỉnh kịp thời mức thuế khoán đối với các hộ cá nhân tạm ngừng kinh doanh theo chỉ đạo của Chính phủ và thành phố.
Sở Du lịch tiếp tục rà soát, đánh giá tình hình thiệt hại của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch do ảnh hưởng dịch bệnh và đề xuất UBND thành phố giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ duy trì hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp.
Nghiên cứu các kịch bản khôi phục du lịch sau khi dịch bệnh được kiểm soát tốt và có những giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp du lịch, cơ sở lưu trú, vận chuyển, mua sắm, ẩm thực phục hồi, ổn định sản xuất kinh doanh, tiếp tục đầu tư năng cao chất lượng sản phẩm du lịch phục vụ khách du lịch.
Cần tiếp tục hỗ trợ tìm nguồn nguyên liệu mới, tìm thị trường xuất khẩu, xúc tiến thương mại, hỗ trợ đào tạo nghề cho những doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Cùng với đó, tiếp tục theo dõi các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và triển khai kịp thời các chính sách liên quan đến lĩnh vực thuế được Quốc hội, Chính phủ thông qua để hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh.
Tiếp tục xây dựng nhóm giải pháp trong khuôn khổ tác động của đại dịch Covid-19 giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tồn tại, phát triển và tránh phá sản.Xây dựng nhóm giải pháp mời gọi sự chung tay, tiếp sức của các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn của thành phố giúp đỡ doanh nghiệp vừa và nhỏ theo hướng các bên cùng có lợi trong hợp tác, như: hỗ trợ tìm nguồn nguyên liệu mới, tìm thị trường xuất khẩu, xúc tiến thương mại, hỗ trợ đào tạo nghề,...Sơ kết đánh giá nhóm giải pháp hỗ trợ về nguồn vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, đảm bảo cho các doanh nghiệp này tiếp cận được nguồn vốn, thủ tục nhanh và hiệu quả nhất.
Mặt khác, xây dựng nhóm giải pháp khuyến khích chuyển đổi số, kinh tế số, dịch vụ công trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt và thương mại điện tử. Thành phố cam kết có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đổi mới máy móc, thiết bị, số hóa dữ liệu,... thông qua chương trình cho vay kích cầu của thành phố.
Nâng cao trách nhiệm của các hiệp hội ngành nghề trong giải pháp liên kết nội địa, tập trung khai thác thị trường trong nước. UBND thành phố giao tổ công tác hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục triển khai và kiểm tra việc thực hiện các tiêu chí, các gói hỗ trợ, tư vấn giúp doanh nghiệp, hỗ trợ tiểu thương kỹ năng tiếp cận thương mại điện tử, giao dịch trực tuyến.
Tổ công tác sẽ là cầu nối hiệu quả giữa doanh nghiệp với ngân hàng, cơ quan thuế; giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp để sử dụng sản phẩm của nhau; xúc tiến thương mại trực tuyến với các nước có quan hệ thương mại với Việt Nam...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương