Trái cây đặc sản tìm cách 'lấy lòng' người Việt
Thạc sỹ khoa học 28 tuổi và câu chuyện "bỏ phố về làng" để trồng dâu tây / Công nghiệp hỗ trợ khó hưởng lợi với làn sóng FDI mới?
Dịch Covid-19 khiến xuất khẩu trái cây gặp khó khăn. Trong khi đó, mùa hè này là dịp nhiều loại trái cây như vải, xoài, mít, mận... bước vào vụ thu hoạch với sản lượng lớn.
Chính quyền cùng đồng hành
Nhận thấy rõ khó khăn cũng như tiềm năng từ thị trường nước ngoài, nhiều vùng trái cây đặc sản Việt Nam đã lên sẵn các phương án đẩy mạnh tiêu thụ ở thị trường nội địa.
Niên vụ vải thiều năm 2020, diện tích vải thiều của tỉnh Bắc Giang là 28.100 ha, sản lượng ước đạt 160.000 tấn, tăng khoảng 10.000 tấn so với năm ngoái. Trong đó, sản lượng vải chín sớm ước đạt 45.000 tấn; vải thiều chính vụ ước đạt 115.000 tấn.
Ông Phạm Công Toản, Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, cho biết trong điều kiện tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài trên thế giới, công tác xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều năm nay sẽ chủ yếu tập trung vào thị trường nội địa với sản lượng khoảng 60%, số còn lại sẽ dành cho xuất khẩu.
Để chinh phục được người tiêu dùng trong nước, ngay từ khi vải chưa thu hoạch, Sở Công Thương Bắc Giangđã đẩy mạnh mở rộng thị trường tại các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, miền Nam thông qua các hoạt động hội chợ.
Đồng thời, tổ chức hoạt động đón đoàn xe vải thiều tới Hà Nội (siêu thị Thành Công, Mega Market), Đà Nẵng (Big C), Tp.HCM (Saigon Co.op, chợ đầu mối Thủ Đức), Đồng Nai (chợ đầu mối nông sản thực phẩm Dầu Giây).
Tỉnh Bắc Giang cho biết đã làm việc, phối hợp với các công ty du lịch, lữ hành để đưa vải thiều tham gia vào chuỗi dịch vụ du lịch trên cả nước, đưa vào tiêu thụ tại hệ thống các nhà hàng, khách sạn, trung tâm du lịch.
Tương tự với cách làm ở Bắc Giang, năm nay, toàn tỉnh Hải Dương ước đạt sản lượng từ 45.000 - 45.000 tấn vải thiều. Đây là sản lượng cao thứ hai trong 10 năm gần đây, chỉ sau mức kỷ lục năm 2018.
Ông Trịnh Văn Thiện, Chủ tịch UBND huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương), cho biết Trung Quốc vốn là thị trường xuất khẩu chủ lực của vải Thanh Hà, tiêu thụ khoảng 30-40% tổng sản lượng vải của huyện. Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, các thương lái hạn chế nhập cảnh nên để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, huyện đã chủ động đẩy mạnh tiêu thụ trong nước.
Nhằm phục vụ thị trường trong nước, huyện Thanh Hà xác định phải tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm và mẫu mã đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
"Năm nay, huyện đã chủ động chuyển hơn 1.000 thư mời đến các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng như hệ thống siêu thị, thương lái nhằm hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho người dân. Ngoài ra, các HTX trên địa bàn cũng chuẩn bị túi có in sẵn logo, tem truy xuất nguồn gốc cho người dân trước khi vào chính vụ", ông Thiện thông tin.
Tăng cường liên kết sản xuất và tiêu thụ
Một mặt hàng cũng đang bắt đầu được thu hoạch rộ ở phía Bắc là xoài Yên Châu, tỉnh Sơn La. UBND huyện Yên Châu khẳng định quyết tâm không để trái cây đặc sản này rơi vào tình cảnh rớt giá. Yên Châuđã khai trương gian hàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm xoài và nông sản an toàn của huyện đến các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.
Hay như tỉnh Hưng Yên cũng đã lên kết hoạch tổ chức tuần lễ nhãn lồng - nông sản tiêu biểu Hưng Yên 2020 tại Hà Nội vào tháng 7 tới; tổ chức sự kiện giới thiệu nhãn lồng tại Tp.HCM.
Hưng Yên cũng hỗ trợ xây dựng kế hoạch tổ chức cho các doanh nghiệp, HTX của tỉnh tham gia các hội nghị, hội thảo kết nối cung cầu được tổ chức tại các tỉnh, thành phố; hỗ trợ doanh nghiệp, HTX dụng thương mại điện tử, truy xuất nguồn gốc.
Theo ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NN&PTNT), ngành hàng trái cây cần phải phát huy lợi thế của những loại đặc sản mang tính vùng miền. Ông Toản lấy dẫn chứng quả vải thiều, tuy phổ biến ở miền Bắc nhưng rất nhiều người dân ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên hay Nam Bộ không được tiếp cận quả vải "chính hãng".
Ông Toản nhấn mạnh: "Thị trường nội địa quy mô dân số gần 100 triệu dân phân bổ khắp các vùng miền là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phân phối đa dạng các loại nông sản".
Đối với những mặt hàng trọng điểm sắp tới vụ thu hoạch như nhãn lồng hay na, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản lưu ý phải tăng cường liên kết chuỗi giữa bà con nông dân với chính quyền địa phương, doanh nghiệp thu mua, các chuỗi siêu thị để có những chương trình tiêu thụ trọng điểm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Đề xuất ưu đãi thuế cho doanh nghiệp doanh thu thấp
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh
Giá heo hơi ngày 22/11/2024: Duy trì trạng thái ổn định trên cả nước
Các loại trái cây đặc sản tìm cách "lấy lòng" người Việt (Ảnh: TL)