Triển vọng phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp
FDI tháng 2/2019 tăng hơn 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2018 / Ô tô nhập khẩu ồ ạt về Việt Nam, cạnh tranh ngày càng khốc liệt
Ảnh minh họa.
Lý do là các doanh nghiệp ngày càng phải đối mặt với nguy cơ dòng vốn tín dụng từ ngân hàng bị siết chặt hơn, do vậy, nhiều doanh nghiệp đã linh hoạt hướng đến kênh phát hành trái phiếu như một giải pháp huy động vốn hiệu quả.
Đặc biệt gần đây, các định chế tài chính nước ngoài (CGIF) đã không e dè tham gia vào các đợt phát hành trái phiếu bằng tiền đồng của doanh nghiệp Việt Nam, mở ra triển vọng lạc quan về sự ổn định giá trị của tiền đồng trong bối cảnh tỉgiá VND/USD tiếp tục xu thế đi lên.
Điển hình trong năm qua là Công ty Cơ điện lạnh REE với thương vụ phát hành 2.320 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 10 năm. Số tiền thu được dự kiến sẽ dùng để mở rộng đầu tư vào lĩnh vực bất động sản nhà ở và văn phòng. Tài sản bảo đảm là 60,47% cổ phần trong Thủy điện Thác Bà và 25,76% cổ phần trong Thủy điện sông Ba Hạ. Trong đợt phát hành này, nhu cầu đặt mua từ các định chế tài chính nước ngoài vượt quá quy mô phát hành.
Một thương vụ phát hành trái phiếu doanh nghiệp ấn tượng khác trong năm 2018 là Tập đoàn Y tế Hoàn Mỹ đã huy động 2.300 tỷ đồng trái phiếu bằng đồng Việt Nam.
Với lãi suất chỉ khoảng 6,64% cho kỳ hạn 5 năm và 6,74% cho kỳ hạn 7 năm, chi phí huy động vốn thông qua trái phiếu của Hoàn Mỹ rẻ hơn khá nhiều so với chi phí vay vốn ngân hàng (khoảng 10-11%). CGIF cũng là đơn vị bảo đảm phát hành cho Tập đoàn Hoàn Mỹ.
Các thương vụ đáng chú ý khác là Pan Group huy động được 1.135 tỷ đồng, Tập đoàn Vingroup phát hành 2.000 tỷ đồng hay thành viên Vinhomes phát hành tổng cộng khoảng 7.000 tỷ đồng trái phiếu.
Novaland cũng huy động được 160triệu USDtừ việc phát hành trái phiếu chuyển đổi quốc tế và niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore. Trái phiếu của Novaland đáo hạn vào năm 2023, có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông với giá chuyển đổi ban đầu là 74.750 đồng, cao hơn 15% so với giá cổ phần tham chiếu tại ngày phát hành.
Trong năm 2019 này, một số doanh nghiệp khác đã lên kế hoạch tham gia phát hành lượng lớn trái phiếu như Tập đoàn bất động sản Sunshine Group dự kiến sẽ huy động hơn 2.200 tỷ đồng bằng trái phiếu, thậm chí con số này có thể lên đến 10.000 tỷ đồng nếu tình hình thuận lợi. Tập đoàn Đất Xanh sẽ phát hành tối đa 1.400 tỉ đồng trái phiếu chuyển đổi kỳ hạn 5 năm.
Quy mô trái phiếu doanh nghiệp thật ra vẫn còn rất khiêm tốn so với nhu cầu. Tổng lượng trái phiếu tính đến năm 2018 đã gần 40% GDP. Trong đó, trái phiếu chính phủ chiếm tới 30% GDP trong khi trái phiếu doanh nghiệp 6% GDP.
Tiềm năng tăng trưởng của trái phiếu doanh nghiệp trong thời gian tới là khả quan vì nền kinh tế Việt Nam vẫn đang hấp dẫn dòng vốn ngoại, tiền đồng dần ổn định nhờ lạm phát được kiểm soát tốt hơn.
Sự hỗ trợ kịp thời của các tổ chức như CGIF giúp giới đầu tư an tâm hơn vào chiến lược tăng cường đầu tư vào các doanh nghiệp Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp dự kiến lên tới 30-40%/năm, đồng thời tạo ra kênh đầu tư có lợi nhuận ổn định cho các định chế tài chính có nguồn vốn dài hạn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 3/1/2025: SJC cùng vàng nhẫn tăng vọt
PMI ngành sản xuất sụt giảm tháng cuối năm 2024
Giá ngoại tệ ngày 3/1/2025: USD đạt mức cao mới, Index vượt ngưỡng 109
Giá nông sản ngày 3/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ mức cao
Giá heo hơi ngày 3/1/2025: Ổn định trên cả nước
Đà Nẵng: Tổ chức 14 điểm bán hàng bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ 2025