Triển vọng tích cực của cổ phiếu ngân hàng
Lợi suất TPCP của Mỹ tăng, tác động thế nào đến thị trường Việt Nam? / Tổng điều tra kinh tế năm 2021 trên phạm vi cả nước
Triển vọng cổ phiếu ngành ngân hàng trong năm 2021 vẫn rất tích cực. |
BSC cho rằng, năm 2021 các ngân hàng sẽ tập trung gia tăng hiệu quả hoạt động thông qua quản lý tốt chi phí hoạt động và chi phí tín dụng, từ đó giúp tăng lợi nhuận toàn ngành.
BSC dự báo tổng thu nhập hoạt động toàn ngành ngân hàng có thể tăng trưởng 12,7% trong năm 2021. Mặt bằng lãi suất năm 2021 được kỳ vọng tiếp tục duy trì ở mức thấp như hiện nay nhằm hỗ trợ nền kinh tế.
Việc giữ vững mặt bằng lãi suất hiện tại sẽ giúp hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng có thêm nguồn vốn để phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế trong năm 2021.
Bên cạnh việc tăng thu nhập hoạt động, BSC cũng dự báo chi phí hoạt động ngành ngân hàng năm 2021 sẽ được tiết giảm, hạ CIR (chi phí trên thu nhập) về trung bình 36,2%.
Trong giai đoạn từ 2013 – 2020, cắt giảm chi phí và tăng hiệu quả hoạt động là hướng đi chung của các ngân hàng, CIR toàn ngành được cắt giảm từ xấp xỉ 55% xuống mức gần 40%.
BSC cho rằng việc tăng hiệu quả hoạt động của nhân viên, đẩy mạnh bán chéo các sản phẩm ngân hàng giúp tiết kiệm chi phí, đẩy mạnh đầu tư hệ thống và ngân hàng số sẽ tiếp tục là mũi nhọn tập trung của toàn ngành trong năm 2021.
Với kỳ vọng phục hồi của nền kinh tế trong năm 2021, BSC cho rằng tốc độ tăng trưởng nợ xấu của các ngân hàng sẽ giảm, từ đó giảm áp lực trích lập dự phòng. Nhiều ngân hàng cũng đã xử lý xong nợ bán cho VAMC trong năm 2020 như BIDV, Vietinbank, MSB và cũng được giảm áp lực trích lập dự phòng từ các khoản nợ này trong năm 2021, các khoản nợ tái cơ cấu không phải là vấn đề lớn.
Ở trường hợp cơ sở, BSC cho rằng chi phí tín dụng (credit costs) của toàn ngành sẽ tăng 0,06% trong năm 2021 với giả định 10% các khoản nợ tái cơ cấu chuyển thành nợ xấu.
Từ những cơ sở này, BSC cho rằng, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ tăng trưởng mạnh ở mức 28% so với năm trước. Định giá P/B cho năm 2021 ở mức 1,3x, thấp hơn nhiều so với mức đỉnh năm 2018 (2,3 PBR).
Ngoài ra, làn sóng chuyển sàn và niêm yết cũng giúp tăng sự quan tâm của nhà đầu tư. Cụ thể, theo lộ trình, trong năm 2021 nhiều ngân hàng phải niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán giúp tăng quy mô toàn thị trường cho ngành ngân hàng.
Thêm vào đó, làn sóng chuyển sàn cũng sẽ tiếp tục diễn ra vào năm 2021 khi nhiều ngân hàng vẫn đang niêm yết trên sàn UPCoM sẽ chuyển sang giao dịch trên sàn HoSE.
Việc chuyển sàn giúp công bố thông tin minh bạch và kịp thời hơn, gia tăng thanh khoản cho cổ phiếu, từ đó giúp các ngân hàng chuyển sàn có mức định giá cao hơn trước đây.
Một vài ngân hàng tiếp tục triển khai ký kết hợp đồng độc quyền bancassurance, giúp ghi nhận thêm lợi nhuận bất thường lớn. Đây cũng là một yếu tố được nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Do vậy, BSC đặt mức định giá cơ sở cho toàn ngành ở mức 1,7x PBR và điều chỉnh mức định giá kỳ vọng cho từng ngân hàng dựa theo quy mô, chất lượng tài sản và hiệu quả hoạt động.
BSC khuyến nghị khả quan với ngành ngân hàng trong năm 2021 với quan điểm tăng trưởng lợi nhuận cao nhờ sự phục hồi của nền kinh tế, kiểm soát tốt chất lượng tài sản sau dịch bệnh. Với quan điểm trên, BSC khuyến nghị mua cổ phiếu VCB, CTG, VPB, TCB trong năm 2021, giá mục tiêu lần lượt là 131.800 đồng/cp; 49.400 đồng/cp; 55.000 đồng/cp và 52.000 đồng/cp.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam