Việt Nam bất ngờ nhập siêu gần 1,3 tỷ USD trong nửa đầu tháng 4
Dư nợ tín dụng/GDP của Việt Nam đã đạt trên 140% - Áp lực lớn đối với việc cân đối vốn của hệ thống ngân hàng / EU thay đổi cách tiếp cận kiểm soát thực phẩm hỗn hợp nhập khẩu
Việt Nam bất ngờ nhập siêu hơn 1,3 tỷ USD nửa đầu tháng 4/2021. |
Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 4/2020 (từ ngày 01/4 đến ngày 15/4/2020) đạt 17,8 tỷ USD, giảm 28,3% (tương ứng giảm 7,03 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 3/2020.
Lũy kế đến hết ngày 15/4/2020 đạt 140,75 tỷ USD, tăng 3,2%, tương ứng tăng 4,33 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2019.
Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 88,02 tỷ USD, tăng 1,2% (tương ứng tăng 1,08 tỷ USD); trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước là 52,73 tỷ USD, tăng 6,6% (tương ứng tăng 3,25 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2019.
Trong kỳ 1 tháng 4 năm 2020, cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 1,28 tỷ USD, tuy nhiên tính đến hết ngày 15/4/2020 cán cân thương mại hàng hóa của của Việt Nam vẫn thặng dư 2,46 tỷ USD.
Nguyên nhân chính dẫn đến cán cân thương mại thâm hụt trong kỳ 1 tháng 4 là từ khối doanh nghiệp trong nước khi khu vực này nhập siêu tới 1,71 tỷ USD còn khối doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn xuất siêu 406 triệu USD.
Cụ thể, về tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 4 năm 2020 đạt 8,26 tỷ USD, giảm 36,6% (tương ứng giảm 4,72 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 2 tháng 3/2020.
Trị giá xuất khẩu kỳ 1 tháng 4/2020 biến động giảm so với kỳ 2 tháng 3/2020 ở một số nhóm hàng sau: điện thoại các loại và linh kiện giảm 1,39 tỷ USD, tương ứng giảm 52,1%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 669 triệu USD, tương ứng giảm 31,6%; hàng dệt may giảm 416 triệu USD, tương ứng giảm 36%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng giảm 389 triệu USD, tương ứng giảm 33,6%; phương tiện vận tải và phụ tùng giảm 220 triệu USD, tương ứng giảm 48,8%; gỗ và sản phẩm gỗ giảm 176 triệu USD, tương ứng giảm 35,2%...
Như vậy, tính đến hết 15/4/2020, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 71,61 tỷ USD, tăng 4,5% tương ứng tăng 3,08 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2019.
Về nhập khẩu, tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 4/2020 đạt 9,54 tỷ USD, giảm 19,5% (tương ứng giảm 2,31 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 3/2020.
Trị giá nhập khẩu hàng hóa trong kỳ 1 tháng 4/2020 giảm so với kỳ 2 tháng 3/2020 chủ yếu ở một số nhóm hàng sau: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 827 triệu USD, tương ứng giảm 30,4%; điện thoại các loại và linh kiện giảm 167 triệu USD, tương ứng giảm 27,8%; vải các loại giảm 122 triệu USD, tương ứng giảm 19,6%; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng giảm 103 triệu USD, tương ứng giảm 6,2%...
Như vậy, tính đến hết 15/4/2020, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 69,15 tỷ USD, tăng 1,8% (tương ứng tăng 1,26 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2019.
Trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ này đạt 5,21 tỷ USD, giảm 24,8% (tương ứng giảm 1,72 tỷ USD) so với kỳ 2 tháng 3/2020. Tính đến hết ngày 15/4/2020, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm các doanh nghiệp này đạt 40,08 tỷ USD, tăng 2,1% (tương ứng tăng 0,82 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 58% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chứng khoán Sen Vàng GLS bị phạt gần 400 triệu đồng
AEON mở cửa xuyên Tết Ất Tỵ
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng