Việt Nam có 29 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD
Xuất khẩu rau quả tiếp tục vượt dầu thô, lập kỷ lục mới / Xuất khẩu năm 2018 thêm nhiều điểm vượt trội
Xi măng, clinker đã chính thức gia nhập CLB xuất khẩu tỷ USD trong năm 2018, với giá trị xuất khẩu trên 1,2 tỷ USD. |
Bộ Công Thương cho biết, kết thúc năm 2018, Việt Nam đã có 29 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD. Trong đó, có 8 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD và 5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 91,67% tổng kim ngạch xuất khẩu.
5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD lần lượt là: Điện thoại các loại và linh kiện 50 tỷ USD, dệt may 30,4 tỷ USD, điện tử máy tính và linh kiện 29,4 tỷ USD, máy móc các loại 16,5 tỷ USD và giày dép 16,3 tỷ USD.
Quy mô các mặt hàng xuất khẩu tiếp tục được mở rộng. Số mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên đã tăng đáng kể qua các năm, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Cụ thể, năm 2011 có 21 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 81% tổng kim ngạch xuất khẩu; năm 2015 tăng lên thành 23 mặt hàng với tỷ trọng chiếm khoảng 87%.
Đến năm 2016 đã tăng lên 25 mặt hàng với tỷ trọng chiếm 88,7%% và đến năm 2018 là 29 mặt hàng.
Thị trường xuất khẩu được mở rộng, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã vươn tới hầu hết các thị trường trên thế giới, nhiều sản phẩm đã dần có chỗ đứng vững chắc và nâng cao được khả năng cạnh tranh trên nhiều thị trường có yêu cầu cao về chất lượng như EU, Nhật Bản, Mỹ, Australia...
Bộ Công Thương nhận định, năm qua, tất cả các thị trường có FTA của Việt Nam đều ghi nhận tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao so với thời điểm trước khi có FTA.
Thị trường xuất khẩu, nhập khẩu được mở rộng, không chỉ tăng cường ở các thị trường truyền thống mà còn khai thác được các thị trường mới, tiềm năng.
Kim ngạch xuất khẩu sang các khu vực thị trường đều đạt mức tăng trưởng dương, đặc biệt tăng cao ở những thị trường có FTA với Việt Nam như ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc - New Zealand.
Đặc biệt là Việt Nam đã xuất siêu chủ yếu vào thị trường các nước phát triển, có yêu cầu khắt khe đối với hàng hóa nhập khẩu như Hoa Kỳ (năm 2017 xuất siêu 32,24 tỷ USD thì tới năm 2018 đã xuất siêu 34,7 tỷ USD); EU (năm 2017 xuất siêu 26,14 tỷ USD đã tăng lên 28,7 tỷ USD vào năm 2018).
Đáng chú ý, xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước tiếp tục tăng trưởng tốt: Nếu như những năm trước đây, xuất khẩu của khối doanh nghiệp FDI luôn đạt mức tăng trưởng cao hơn so với khối doanh nghiệp trong nước thì thời gian gần đây, tốc độ tăng trưởng của khối trong nước đã cao hơn khối FDI.
Năm 2018, khối doanh nghiệp trong nước xuất khẩu khoảng 69,2 tỷ USD, tăng 15,9%, cao hơn mức tăng trưởng xuất khẩu chung và cao hơn mức tăng trưởng của khối doanh nghiệp FDI (kể cả dầu thô) là 12,9%.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Phát triển các khu thương mại tự do sẽ là bàn đạp thúc đẩy dịch vụ logistics
Tổng giám đốc công ty Văn hoá Tân Bình ALT 'mua chui' hàng trăm ngàn cổ phiếu
Xăng dầu đồng loạt giảm giá
Chung cư Hà Nội 2025: Chuyên gia dự báo không dễ giảm nhưng không sốt nóng
Dự báo diễn biến thị trường bất động sản khi có bảng giá đất mới
Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 2026-2030: Phải có tư duy đột phá