Việt Nam đã xuất siêu 1,81 tỷ USD
Tưởng VNPT và VNPost là một, Lý Sơn xin lỗi VNPT về đề nghị hỗ trợ ngăn chặn tỏi giả / Kiến nghị giữ nguyên phân cấp sân bay quốc tế, cửa ngõ quốc gia vì vai trò của Đà Nẵng đối với Biển Đông
Kết quả đạt được trong nửa đầu tháng 3 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước tính từ đầu năm đến hết ngày 15/3 đạt 122,21 tỷ USD, tăng 24,2%, tương ứng tăng 23,8 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2020.
Theo Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 3, tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam đạt 13,3 tỷ USD, tăng 30% (tương ứng tăng 3,07 tỷ USD) so với kỳ 2 tháng 2/2021.

Xuất khẩu tăng mạnh ở một số nhóm hàng chủ lực như: dệt may (tăng 565 triệu USD, tương ứng tăng 79,6%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (tăng 398 triệu USD, tương ứng tăng 22,6%); máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng (tăng 392 triệu USD, tương ứng tăng 32,6%); gỗ và sản phẩm gỗ (tăng 281 triệu USD, tương ứng tăng 69,7%)...
Tính từ đầu năm đến hết 15/3, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 62,01 tỷ USD, tăng 22,7% tương ứng tăng 11,47 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, một số nhóm hàng tăng mạnh như: máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng (tăng 3,22 tỷ USD, tương ứng tăng 81,1%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (tăng 2,44 tỷ USD, tương ứng tăng 34,9%); điện thoại các loại và linh kiện (tăng 1,47 tỷ USD, tương ứng tăng 14,4%)... so với cùng kỳ năm 2020.
Về nhập khẩu, Tổng cục Hải quan ghi nhận tổng trị giá của Việt Nam trong nửa đầu tháng 3 đạt 13,06 tỷ USD, tăng 14,9% (tương ứng tăng 1,69 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 2/2021. Đáng chú ý, hạt điều nhập khẩu tăng mạnh tới 103 triệu USD, tương đương 76,4%.
Các nhóm hàng có mức tăng mạnh khác như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (tăng 283 triệu USD, tương ứng tăng 11,1%); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng (tăng 239 triệu USD, tương ứng tăng 14,9%).
Lũy kế từ đầu năm đến hết 15/3, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 60,2 tỷ USD, tăng 25,8% (tương ứng tăng 12,34 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, một số nhóm hàng tăng mạnh như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (tăng 2,31 tỷ USD, tương ứng tăng 20,8%); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác (tăng 2,04 tỷ USD, tương ứng tăng 30,9%); điện thoại các loại và linh kiện (tăng 1,49 tỷ USD, tương ứng tăng 55,7%)...
Trong nửa đầu tháng 3, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 239 triệu USD. Tính chung từ đầu năm đến hết ngày 15/3, Việt Nam xuất siêu 1,81 tỷ USD. Như vậy, dù chưa kết thúc quý I, nhưng với kết quả vừa qua và đà tăng trưởng liên tiếp gần đây có thể thấy hoạt động xuất nhập khẩu đang có sự khởi đầu năm ấn tượng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Khan hiếm cát xây dựng, nguy cơ chậm tiến độ đầu tư công
Giá vàng thế giới quay đầu giảm khi USD mạnh lên, nhà đầu tư tranh thủ chốt lời
Giá nông sản ngày 23/5/2025: Cà phê phục hồi nhẹ, hồ tiêu duy trì ổn định ở mức cao
Giá heo hơi ngày 23/5/2025: Miền Nam duy trì mức cao
Cửa sáng tăng vốn cho ngân hàng thương mại từ chính sách nới 'room' ngoại

Tỷ giá ngoại tệ ngày 23/5: USD và NDT điều chỉnh nhẹ tại các ngân hàng thương mại