Việt Nam phải bước vào giai đoạn tăng thật sự nhanh về năng suất lao động
Bình Thuận: Đưa ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất thanh long / Người tiêu dùng Việt Nam tăng cường sử dụng thanh toán số để thích ứng với đại dịch COVID-19
Nếu không có giải pháp đột phá, đồng bộ, sẽ khó đuổi kịp năng suất lao động tại một số nước trong khu vực. Đây là những thông tin đáng chú ý tại Tại Hội thảo "Năng suất lao động ở Việt Nam-nguồn gốc và thách thức cho tăng trưởng" của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực mạnh mẽ trong việc cải thiện năng năng suất lao động (NSLĐ), nhờ đó đã có những cải thiện đáng kể, cả về giá trị và tốc độ.
Ảnh minh họa.
NSLĐ năm 2020 tính theo giá so sánh năm 2010 chỉ tăng 5,4% (so với mức tăng 6,2% năm 2019, và ở mức thấp nhất trong 5 năm gần đây), đạt mức 117,94 triệu đồng/lao động theo giá hiện hành (tương đương 5.081 USD/lao động).
Mức tăng này cao hơn khi so sánh với các quốc gia trong khu vực. Năng suất lao động của Việt Nam được cải thiện rõ nét, bình quân giai đoạn 2016-2020 tăng 5,8%/năm, cao hơn giai đoạn 2011-2015 (4,3%) và vượt mục tiêu đề ra (5%).
Trong đó, đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) bình quân 5 năm đạt khoảng 45,2% (mục tiêu đề ra là 30-35%). Mô hình tăng trưởng chuyển dịch từ chiều rộng sang chiều sâu, giảm dần sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên, xuất khẩu thô, lao động giá rẻ, mở rộng tín dụng…, từng bước chuyển sang dựa vào ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Nếu so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới, theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), tốc độ tăng NSLĐ của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 là 5,11%, cao hơn mức trung bình của ASEAN (3,11%) và cao hơn hầu hết các quốc gia ASEAN. Tuy nhiên, tốc độ này vẫn thấp hơn mức tăng của Trung Quốc (7%) và Ấn Độ (6%).
Mặc dù có mức tăng trưởng NSLĐ cao, nhưng Việt Nam vẫn chưa theo kịp để có thể thu hẹp khoảng cách với các quốc gia khác. Cụ thể, theo ước tính của ILO, NSLĐ của Việt Nam thấp hơn 7 lần so với Malaysia; 4 lần so với Trung Quốc; 3 lần so với Thái Lan, 2 lần so với Philippines và 26 lần so với Singapore.
Báo cáo 2020 của Tổ chức Năng suất châu Á (APO) cũng cho thấy, NSLĐ Việt Nam tụt hậu so với Nhật Bản 60 năm, so với Malaysia 40 năm và Thái Lan 10 năm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo