Thị trường

Vụ nợ 8,5 triệu thành 8,8 tỷ đồng: Eximbank nói do nhân viên "hết sức máy móc"

Ngày 19/3, đại diện ngân hàng đã làm việc với khách hàng này để cùng thống nhất phương án giải quyết vụ việc, đảm bảo xử lý ổn thoả quyền lợi cho đôi bên.

Hà Nội: Thêm nhiều dự án đấu giá quyền sử dụng đất vào cuối tháng 3 / Xăng dầu đồng loạt tăng giá, RON 95 III vượt mốc 24.000 đồng/lít

Theo TTXVN, liên quan đến vụ việc một khách hàng mởthẻ tín dụngEximbank phát sinh dư nợ 8,5 triệu đồng sau 11 năm thành 8,8 tỷ đồng, tại cuộc họp cung cấp thông tin về các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn do Ban Tuyên giáo Thành ủy phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hồ Chí Minh tổ chức vào chiều 21/3, ông Nguyễn Hồ Hoàng Vũ, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu - Eximbank cho biết, đối với thẻ tín dụng quốc tế, ngân hàng đã tham khảo thị trường và các ngân hàng khác. Đồng thời, cũng xét đến yếu tố cạnh tranh trước khi đưa sản phẩm ra thị trường để sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Vụ nợ 8,5 triệu thành 8,8 tỷ đồng: Eximbank nói do nhân viên hết sức máy móc - Ảnh 1.

Các ngân hàng phải quan tâm và giải quyết câu chuyện của khách hàng để đảm bảo quyền lợi của đôi bên

Theo ông Nguyễn Hồ Hoàng Vũ, thông thường, đối với quy trình xử lý nợ thẻ quá hạn của Eximbank, cán bộ xử lý thẻ của ngân hàng căn cứ tình hình nợ thẻ của khách hàng để đề xuất lãnh đạo một mức thu lãi, thu phí phù hợp trước khi làm việc với khách hàng. Số phí này phải trình cấp lãnh đạo phê duyệt trước khi báo cho khách hàng.

Tuy nhiên, với trường hợp của khách hàng P.H.A., khách hàng nợ thẻ quá hạn đến 11 năm, cán bộ thực hiện xử lý nợ của ngân hàng không làm theo quy trình mà gửi một thông báo hết sức máy móc đến khách hàng, dẫn đến sự bức xúc từ khách hàng. Về giải pháp, ngày 19/3, đại diện ngân hàng đã làm việc với khách hàng này để cùng thống nhất phương án giải quyết vụ việc, đảm bảo xử lý ổn thoả quyền lợi cho đôi bên.

Trước sự việc trên, ông Võ Minh Tuấn, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh cho biết, số nợ 8,5 triệu đồng tăng lên thành 8,8 tỷ đồng khi nghe qua ai cũng đều thấy không hợp lý. Tuy nhiên, ông Võ Minh Tuấn lý giải, đây là cách tính lãi kép trong các giao dịch; trong đó, có sản phẩm thẻ tín dụng. Từ sự việc trên, ngân hàng sẽ có những chỉ đạo với chi nhánh, tổ chức tín dụng rà soát lại và làm việc với những chủ thẻ đã lâu không sử dụng thẻ để làm việc và tìm sự thống nhất, thỏa thuận đảm bảo quyền lợi và lợi ích các bên.

Bên cạnh đó, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh yêu cầu, các tổ chức tín dụng tư vấn đầy đủ để khách hàng nắm được thông tin, cũng như công khai chi phí và lãi suất; đồng thời, ngân hàng phải đảm bảo thông tin định kỳ về số dư, dư nợ đến khách hàng thông qua email, tin nhắn, ứng dụng...

 

"Ngân hàng là hoạt động kinh doanh chữ tín. Xảy ra vụ việc này sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến thương hiệu và suy yếu uy tín cạnh tranh của ngân hàng. Do vậy, các ngân hàng phải quan tâm và giải quyết câu chuyện của khách hàng để đảm bảo quyền lợi của đôi bên", ông Võ Minh Tuấn nói.

Trước đó, các trang mạng xã hội lan truyền bản thông báo của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Quản lý nợ và khai thác tài sản của Eximbank (Eximbank AMC) gửi tới khách hàng có tên P.H.A (địa chỉ tại phường Cẩm Tây, thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh) với số tiền nợ hơn 8,8 tỷ đồng.

Theo nội dung được cung cấp bởi Eximbank, khách hàng P.H.A đã mở thẻ MasterCard tại Eximbank Chi nhánh Quảng Ninh vào ngày 23/3/2013 với hạn mức là 10 triệu đồng và đã có 2 giao dịch thanh toán vào ngày 23/4/2013 và 26/7/2013 tại một điểm chấp nhận giao dịch. Từ ngày 14/9/2013, khoản nợ trên thẻ đã chuyển thành nợ xấu và thời gian quá hạn phát sinh đến thời điểm thông báo đã gần 11 năm.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm