Xuất khẩu dệt may, da giày phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp FDI
Sơn La: No đủ nhờ trồng sả Java lấy tinh dầu / Thị trường bánh Trung thu vào mùa sớm
Dệt may, da giày của Việt Nam tuy đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng vẫn còn phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp FDI. (Ảnh minh họa)
Ngày 8/9, theo Bộ Công Thương, 7 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may và da giầy tiếp tục trên đà tăng trường.
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc 7 tháng đạt 18,34 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ.
Đại diện Bộ Công Thương cho biết, sản xuất của ngành dệt may tháng 7 năm 2019 tiếp tục tăng trưởng tốt chủ yếu nhờ cơ hội và triển vọng phát triển, mở rộng thị trường từ hiệu ứng của các Hiệp định thương mại tự do mang lại như Hiệp định CPTPP (thông qua tháng 3 năm 2018) với lộ trình miễn thuế xuống 0% và nhiều điều khoản ưu đãi theo quy tắc ”từ sợi trở đi”; cùng với đó là triển vọng về việc ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) vào ngày 30/6/2019 sẽ giúp ngành dệt may Việt Nam tiếp cận sâu rộng hơn với thị trường này.
Các thị trường trọng điểm vẫn đạt mức tăng trưởng tốt, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ đạt trên 7 tỷ USD, tăng 10%; xuất khẩu sang các thị trường CPTPP đạt 2,5 tỷ USD, tăng 9%, xuất khẩu sang EU đạt 1,95% USD tăng 5%, xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 1,4 tỷ USD, tăng 7,6%; xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 694 triệu USD, tăng 10%. Các thị trường khác như Nga, Campuchia... đều có sự tăng trưởng mạnh đây là tín hiệu tích cực cho thấy sự linh hoạt của doanh nghiệp trong việc đa dạng hóa các thị trường.
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam cho biết, ngành dệt may Việt Nam năm nay đặt mục tiêu xuất khẩu 40 tỷ USD. Thị trường lớn nhất vẫn là thị trường Mỹ chiếm khoảng 42% trong tổng xuất khẩu của dệt may Việt Nam vào các thị trường thế giới. Thị trường thứ hai là EU, chiếm khoảng 21,5% so với mục tiêu đặt ra là 20%.
Thị trường thứ ba là Nhật Bản chiếm 19,5%. Thị trường thứ tư là Hàn Quốc chiếm 14% so với mục tiêu đặt ra của ngành. Còn lại các nước khu vực Trung Đông,.. là một trong những thị trường mới của ngành dệt may Việt Nam.
Ngành da - giày cũng bắt đầu vào chu kỳ tăng trưởng theo thông lệ hàng năm. Sản lượng giầy, dép da 7 tháng đầu năm 2019, đạt 161,4 triệu đôi, tăng 7,1% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu giầy, dép các loại ước đạt 10,4 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ.
Theo đánh giá chung của Bộ Công Thưng, hai ngành công nghiệp dệt may, da giày của Việt Nam tuy đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng vẫn còn phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp FDI, phương thức sản xuất chủ yếu là gia công, nguyên liệu nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn. Trong dài hạn, các doanh nghiêp cần có giải pháp đi sâu vào chuỗi giá trị, bởi những lợi thế về chi phí của Việt Nam sẽ mất dần và gặp áp lực cạnh tranh lớn từ Campuchia, Bangladesh.
Các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp dệt may và da giày Việt Nam cần liên kết, chia sẻ với nhau cũng như liên kết với khách hàng để hình thành chuỗi sản xuất, đáp ứng quy tắc xuất xứ theo cam kết của các hiệp định thương mại mà Việt Nam đang là thành viên để tận dụng các ưu đãi mang lại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Kê khai sai thuế, Công ty Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 D2D bị phạt hơn 865 triệu đồng
Hai thách thức lớn doanh nghiệp phải đối mặt khi bán sản phẩm ra thị trường toàn cầu
Giá vàng thế giới tăng nhẹ trước thềm cuộc bầu cử Mỹ
Giá ngoại tệ ngày 5/11/2024: Đồng USD giảm giá trước bầu cử Tổng thống Mỹ
Doanh nghiệp Việt cung cấp giải pháp số sáng tạo tại thị trường Trung Đông
Giá nông sản ngày 5/11/2024: Cà phê tiếp tục giảm, hồ tiêu giữ giá