Xuất khẩu gạo Việt Nam "thẳng tiến" tới mốc 6,15 triệu tấn
Thị trường xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc đang tăng mạnh / Hướng dẫn nộp Giấp phép CITES khi xuất khẩu, tái xuất hàng hóa
Xuất khẩu gạo trắng chiếm 51% giá trị kim ngạch
Thông tin từ Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT) cho biết,11 tháng năm 2018, Trung Quốc tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường của Việt Nam với 24,1% thị phần. Trong đó, thị phần xuất khẩu gạo Jasmine và gạo thơm của Việt Nam lớn nhất là Trung Quốc (25%); tiếp sau đó là Ghana (23%) và Bờ Biển Ngà (14%).
Bên cạnh đó, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất gạo nếp Việt Nam, chiếm tới 82% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo nếp của Việt Nam, trị giá 272 triệu USD. Về gạo Japonica và gạo giống Nhật, hai thị trường xuất khẩu chủ yếu là Papua New Guinea (57%) và Trung Quốc (13%).
Các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh là Indonesia (gấp 65,8 lần), Irắc (gấp 2,6 lần), Hồng Kông (tăng 71,1%), Philippin (tăng 58,5%) và Malaysia (tăng 17,2).
Xuất khẩu gạo Việt Nam dự kiến cán mốc 6,15 triệu tấn năm 2018. Ảnh: PV
Giá gạo xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm 2018 đạt 504 USD/tấn, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2017.Điều đáng nói là, cơ cấu gạo xuất khẩu tăng đã đẩy cao giá trị xuất khẩu gạo Việt trên thị trường quốc tế. Trong đó, xuất khẩu gạo trắng chiếm 51% tổng kim ngạch; gạo Jasmine và gạo thơm chiếm 32%; gạo nếp chiếm 12% và gạo Japonica, gạo giống Nhật chiếm 5%.
Hướng tới kim ngạch 6,15 triệu tấn
Dự báo cả năm 2018, gạo xuất khẩu giữ vững đà tăng trưởng, kỳ vọng có thể đạt 6,15 triệu tấn với kim ngạch đạt 3,15 tỉ USD, tăng 5,7% về lượng và 19,6% về trị giá so với năm 2017.
Mục tiêu này có thể đạt được bởi thị trường gạo trong những tháng cuối năm đang có tín hiệu nhập khẩu từ Indonesia và Philippines. Trong phiên mở thầu nhập 500.000 tấn gạo loại 25% tấm ngày 20.11 của Philippines, Việt Nam đã giành được hợp đồng xuất khẩu với khối lượng 118.000 tấn.
Dự báo Ai Cập sẽ phải nhập khẩu 500.000 tấn gạo trong đầu năm tới do giảm diện tích canh tác. Trong phiên thầu mua gạo quốc tế đầu tiên của Ai Cập trong năm 2018, có 1 mẫu gạo từ Việt Nam đã qua được vòng kiểm nghiệm.
Nguồn cung hạn chế đẩy giá lúa gạo lên cao
Tháng 11.2018, giá lúa gạo diễn biến tăng nhẹ tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) do nhu cầu tiêu thụ cải thiện trong bối cảnh nguồn cung hạn hẹp. Theo hệ thống cung cấp giá tại địa phương, tại An Giang, lúa IR50404 tăng 200đ/kg, từ 5.500đ/kg lên 5.700đ/kg; lúa chất lượng cao OM 5451 ổn định ở mức 5.700đ/kg, gạo tẻ IR50404 ở mức 10.000đ/kg; gạo chất lượng cao tăng 500đ/kg lên mức 13.000đ/kg; gạo thơm đặc sản jasmine ở mức 14.000đ/kg.
Tại Vĩnh Long, lúa IR50404 tăng 100đ/kg lên mức 5.400đ/kg; lúa khô IR50404 ở mức 5.900đ/kg; gạo IR50404 tăng 2.000đ/kg lên mức 12.000đ/kg; gạo jasmine tăng 2.000đ/kg lên mức 14.000đ/kg.
Tại Bạc Liêu, giá lúa khô OM 5451 bán buôn giảm 50đ/kg xuống còn 6.150đ/kg. Tại Kiên Giang, lúa IR50404 tăng 200đ/kg lên mức 6.000 – 6.200đ/kg; lúa OM 4218 tăng 400đ/kg lên 6.400 - 6.600đ/kg; lúa OM 6976 tăng 200đ/kg lên mức 6.500 - 6.600đ/kg; lúa Jasmine tăng 200đ/kg lên mức 7.200 – 7.500đ/kg.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 3/1/2025: SJC cùng vàng nhẫn tăng vọt
Giá ngoại tệ ngày 3/1/2025: USD đạt mức cao mới, Index vượt ngưỡng 109
Giá nông sản ngày 3/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ mức cao
Giá heo hơi ngày 3/1/2025: Ổn định trên cả nước
Đà Nẵng: Tổ chức 14 điểm bán hàng bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ 2025
VietinBank đẩy mạnh ứng dụng AI