Thị trường

Xuất khẩu gỗ 4 tháng đầu năm hoàn thành hơn 28% mục tiêu 2019, tương lai cẩn trọng với Trung Quốc

Lĩnh vực xuất khẩu nổi bật nhất từ đầu năm đến nay cũng như trong tháng 4 vẫn là lâm sản và đồ gỗ. Tuy nhiên, ngành hàng này cũng đang đứng trước nguy cơ bị Mỹ kiểm soát chặt nếu để Trung Quốc "đội lốt".

Lạng Sơn: Phân luồng giao thông, đảm bảo hàng hóa xuất khẩu thông suốt / Bến Tre: Kim ngạch xuất khẩu đạt 359,57 triệu USD, tăng 45,13% sau 4 tháng

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩugỗvà sản phẩm gỗ tháng 4/2019 đạt 856,7 triệu USD. Kết quả này tăng 23,6% so với cùng kì năm 2018 nhưng so với tháng trước lạigiảm 2,8%.

Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ cũng chung trạng thái, đạt 582 triệu USD, tăng 21,9% so với cùng kì năm 2018 nhưng giảm 5,6% so với tháng 3.

Dù giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 4 đều tăng hơn 20% nhưng so với tháng 3 vẫn "không bằng", thậm chí là sụt giảm.

Dù vậy, tính chung 4 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đã đạt 3,1 tỉ USD, tăng 17,8% so với cùng kì năm 2018. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 2,2 tỉ USD, tăng 18,6% so với cùng kì năm 2018.

So với kế hoạch năm 2019 là 11 tỉ USD, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 4 tháng đầu năm đã hoàn thành hơn 28% mục tiêu đề ra.

Về thị trường xuất khẩu lâm sản chính của Việt Nam hiện nay, gồm Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc và Hàn Quốc, chiếm khoảng 87% tổng kim ngạch xuất khẩu lâm sản. Trong 4 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Mỹ, Nhật Bản, Đức... tăng mạnh so với cùng kì năm 2018.

Đáng chú ý, trong 4 tháng đầu năm 2019 trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt 1,4 tỉ USD, tăng tới 34,7% so với cùng kì năm 2018.

Xuất khẩu gỗ 4 tháng đầu năm hoàn thành hơn 28% mục tiêu 2019, tương lai cẩn trọng với Trung Quốc - Ảnh 1.

Các thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chính của Việt Nam vẫn tăng trưởng cao.

Thời gian tới, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sẽ tăng trưởng khả quan. Dự báo xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong nửa đầu năm 2019 tăng từ 16%- 18% so với cùng kì năm 2018 với yếu tố thuận lợi như thị trường sản phẩm gỗ và đồ nội thất trên toàn thế giới còn nhiều dư địa cho ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam.

Trung Quốc bị đánh thuế, doanh nghiệp Việt 'dính' nguy cơ nước láng giềng đội lốt

Mỹ là một trong những thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam.Căng thẳng thương mại giữa Mỹ -Trung Quốcđang leo thang. Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu tăng thuế từ 10% lên 25% với 200 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc từ ngày 10/5/2019.

Trước đó, trong danh sách các mặt hàng của Trung Quốc dự kiến bị Mỹ áp thuế nhập khẩu bổ sung có mặt hàng gỗ, nội thất. Như vậy, khi hàng Trung Quốc bị đánh thuế, các nhà nhập khẩu Mỹ nhiều khả năng sẽ đi tìm nguồn hàng khác, trong đó có Việt Nam. Đây là cơ hội lớn cho cácdoanh nghiệpcủa Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ trong thời gian tới

"Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc có thể khiến không ít nhà đầu tư, gồm cả doanh nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp nước ngoài đang đầu tư tại Trung Quốc, tìm nơi sản xuất thay thế, hoặc đa dạng hóa nơi sản xuất", Bộ Công thương cho hay.

Xuất khẩu gỗ 4 tháng đầu năm hoàn thành hơn 28% mục tiêu 2019, tương lai cẩn trọng với Trung Quốc - Ảnh 2.

Gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam có thể phải chịu việc kiểm soát chặt chẽ khi nhập khẩu vào Mỹ.

 

Tuy nhiên, thách thức lớn mà ngành gỗ phải đối mặt là dòng vốn đầu tư vào ngành gỗ từ Trung Quốc sang Việt Nam tăng mạnh, sẽ khiến mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam bị Cơ quan Thương mại Mỹ để ý về việc lẩn tránh thuế của doanh nghiệp Trung Quốc. Vì vậy, gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sẽ có thể phải chịu việc kiểm soát chặt chẽ khi nhập khẩu vào Mỹ trong thời gian tới.

Để tránh tình trạng này, theo Bộ Công thương, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam phải tuân thủ chặt chẽ các qui định về chứng nhận xuất xứ, không tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ.

Đồng thời, phối hợp theo dõi sát thị trường để có thể kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan quản lí khi thấy có dấu hiệu bất thường, tránh để các ngành sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam bị liên lụy và ảnh hưởng bởi các biện pháp chống lẩn tránh và phòng vệ thương mại…

1
Theo Kinh tế Và Tiêu dùng
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm