Xuất khẩu nhóm nông, lâm, thủy sản chính đồng loạt giảm
Tôm Việt Nam vượt qua nhiều đối thủ ở các thị trường xuất khẩu lớn / Hải Dương xuất khẩu lô vải thiều đầu tiên năm 2020
Về xuất khẩu, riêng trong tháng 5,kim ngạch ước đạt 3,1 tỷ USD, giảm 2,7% so với tháng trước. Trong đó, giá trị xuất khẩu nhóm nông sản chính, lâm sản chính, thủy sản đều giảm, lần lượt đạt 1,5 tỷ USD, 696 triệu USD, 582 triệu USD. Riêng nhóm chăn nuôi ghi nhận mức tăng 25%, đạt 57 triệu USD.
Tính chung 5 tháng, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 15,5 tỷ USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm 2019.
Các mặt hàng xuất khẩu tăng trong 5 tháng qua gồm cà phê, gạo, rau, sắn quế, mây tre. Trong khi đó, xuất khẩu cao su giảm hơn 30%, còn 464 triệu USD, cá tra giảm 39%, còn 456 triệu USD, hồ tiêu đạt 307 triệu USD sau khi giảm 18,5%, tôm đạt 955 triệu USD, giảm 14,5%…
Giá trị xuất khẩu cà phê đạt 1,36 tỷ USD tăng trong 5 tháng.Ảnh: VGP. |
Trong 5 tháng, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông lâm thủy sản Việt Nam, chiếm 23,8% thị phần với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 3,7 tỷ USD, giảm 15,5% so với cùng kỳ. Đứng thứ 2 sau Trung Quốc là Mỹ, ước đạt 3,4 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ và chiếm 22% thị phần. Các thị trường tiếp theo là EU, Nhật Bản, ASEAN.
Về nhập khẩu, tính chung 5 tháng, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản ước khoảng 12,2 tỷ USD, giảm 4,5% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, giá trị nhập khẩu các mặt hàng chính ước đạt 9,6 tỷ USD, giảm 11,1%.
Ngoại trừ các mặt hàng dầu mỡ động thực vật, lúa mì và chăn nuôi có giá trị nhập khẩu tăng, lần lượt là 10,9%, 25,5% và 10,6%, các mặt hàng khác đều giảm so với cùng kỳ năm 2019.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước tăng mạnh trở lại sáng 8/11 sau khi Fed hạ lãi suất
Giá nông sản ngày 8/11/2024: Hồ tiêu tăng trở lại, cà phê giảm nhẹ
Giá ngoại tệ ngày 8/11/2024: USD giảm sau khi Fed điều chỉnh lãi suất
Đưa hàng Việt Nam tiếp cận người tiêu dùng ở Đông Bắc Thái Lan
Giá heo hơi ngày 8/11/2024: Ổn định trên diện rộng
Rạng Đông Holding RDP lại bị 'bêu tên' vì chậm công bố thông tin