Thị trường

Tôm Việt Nam vượt qua nhiều đối thủ ở các thị trường xuất khẩu lớn

Việc cơ bản đẩy lùi được dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam góp phần giúp các doanh nghiệp tôm Việt Nam có khả năng cạnh cao hơn so với nguồn cung từ các đối thủ khác như Ấn Độ, Ecuador.

Nam Định: Chàng trai tật nguyền làm giàu từ nuôi chim bồ câu Pháp / Giá vàng hôm nay (26/5): Tăng trở lại

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), xuất khẩu tôm Việt Nam tháng 4/2020 tiếp tục tăng 5,8% đạt 244,2 triệu USD. Lũy kế 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm đạt 872,8 triệu USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2019.

Xuất khẩu tôm Việt Nam dự kiến tiếp tục tăng trong tháng 5/2020 (Ảnh: Internet)

Xuất khẩu tôm Việt Nam dự kiến tiếp tục tăng trong tháng 5/2020 (Ảnh: Internet)

Tháng 4/2020, xuất khẩutôm Việt Nam sang hầu hết các thị trường nhập khẩu chính đều tăng. Giá tôm nguyên liệu và xuất khẩutôm của Việt Nam có phần tích cực hơn so với các tháng trước.

Nhật Bản vẫn duy trì là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm 20,7% tổng giá trị xuất khẩutôm Việt Nam đi các thị trường. Lũy kế 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩutôm Việt Nam sang thị trường này đạt 180,5 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong khi đó, theo số liệu thống kê nhập khẩu tôm của Nhật Bản từ Trung tâm Thương mại Thế giới, 3 tháng đầu năm nay, Nhật Bản giảm mạnh nhập khẩu tôm từ Thái Lan, tăng nhập khẩu từ Việt Nam.

Tăng trưởng kinh tế Nhật Bản quý I/2020 giảm 3,4% và dự kiến tiếp tục giảm trong quý II/2020, sẽ có tác động phần nào tới nhu cầu nhập khẩu tôm của Nhật Bản trong quý II/2020.

 

Mỹ là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 2 của Việt Nam, với giá trị 158,7 triệu USD các sản phẩm tôm từ Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nay, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.

Riêng trong tháng 4/2020, xuất khẩutôm Việt Nam sang Mỹ tăng 14% đạt hơn 43,2 triệu USD. Mỹ là thị trường duy nhất ghi nhận mức tăng trưởng dương về nhập khẩu tôm Việt Nam trong cả 4 tháng đầu năm nay.

Nhu cầu nhập khẩu tôm vào Mỹ từ Việt Nam tăng ổn định là do nhập khẩu tôm vào Mỹ từ Ấn Độ, Ecuador giảm. Cả hai nguồn cung cho Mỹ này đều đang gặp khó khăn do Covid-19 gây ra.

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU 4 tháng đầu năm nay đạt gần 123 triệu USD, giảm 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong tháng 4/2020, xuất khẩutôm Việt Nam sang 2 thị trường nhập khẩu chính trong khối (Hà Lan và Bỉ) đã tăng trưởng dương sau khi giảm trong tháng 3.

Tháng 4/2020, Trung Quốc lần đầu tiên tăng nhập khẩu tôm từ Việt Nam sau khi sụt giảm liên tục trong 3 tháng trước đó. Tháng 4/2020, xuất khẩutôm Việt Nam sang Trung Quốc đạt 39,2 triệu USD, tăng 16,6% so với tháng 4/2019.

 

Xuất khẩutôm Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm nay đạt 108,8 triệu USD, giảm 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái do giảm mạnh trong 3 tháng đầu năm.

Nhu cầu nhập khẩu tôm của Trung Quốc trong quý II/2020 dự kiến phục hồi do nước này đã dần khống chế được dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã quay trở lại sản xuất trong khi nguồn cung tôm nội địa của Trung Quốc bị hạn chế do dịch bệnh trên tôm nuôi.

Xuất khẩu tôm Việt Nam dự kiến tiếp tục tăng trong tháng 5/2020. Ngànhtôm Việt Nam được dự báo có nhiều cơ hội xuất khẩu hậu Covid-19 khi các đối thủ chính như tôm Ấn Độ, Ecuador và Thái Lan bị đình trệ bởi lệnh phong tỏa quốc gia, đơn hàng dịch chuyển sang Việt Nam sẽ nhiều hơn.

Hiệp định EVFTA sắp có hiệu lực sẽ giúp ngành tôm Việt cạnh tranh tốt hơn ở châu Âu, cùng với đó là thuế xuất khẩutôm vào thị trường Mỹ thấp.

Tuy nhiên, Vasep cho rằng tôm Việt Nam cũng đang phải chịu tác động của dịch bệnh, hạn hán, xâm nhập mặn. Người nuôi cũng nên chú ý đa dạng cỡ tôm khi thu hoạch, không nên chỉ tập trung vào cỡ lớn. Do thu nhập giảm, người tiêu dùng sẽ chuyển sang sử dụng tôm cỡ trung và nhỏ nhiều hơn.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm