Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2020 đạt 41 tỷ USD
Giá vàng hôm nay (24/12): Tăng mạnh / Giá xăng, dầu (24/12): Tăng vọt
Theo báo cáo từ Bộ NN&PTNT, năm 2020, toàn ngành nông nghiệp đã đạt được những kết quả tích cực. Tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành khoảng 2,65%, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 41,25 tỷ USD, trên 62% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, tỷ lệ che phủ rừng đạt 42%, thu nhập của cư dân nông thôn đạt 43 triệu đồng/người.
Gạo là một trong 3 ngành đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD. |
Thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản tiếp tục phát triển, thị trường trong nước được mở rộng hơn; kịp thời giải quyết các vướng mắc, áp dụng nhiều giải pháp sáng tạo để thúc đẩy xuất khẩu trong điều kiện khó khăn do đại dịch COVID-19.
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2020 đạt khoảng 41,2 tỷ USD, duy trì 9 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 5 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ USD (gỗ và sản phẩm gỗ, tôm, rau quả, hạt điều, gạo).
Đồng thời, việc tổ chức liên kết chuỗi sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp tiếp tục được đổi mới phù hợp với thị trường, sản xuất hàng hóa lớn; nhiều mô hình liên kết giữa người sản xuất với doanh nghiệp, HTX theo chuỗi được triển khai nhân rộng.
Năm 2020, toàn ngành thành lập mới được 14 liên hiệp HTX nông nghiệp, 1.555 HTX nông nghiệp, nâng tổng số lên 68 liên hiệp HTX nông nghiệp, 17.300 HTX nông nghiệp; số HTX hoạt động hiệu quả là 14.532; có 1.718 HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; thành lập mới 1.055 doanh nghiệp, nâng tổng số lên trên 13.280 doanh nghiệp nông nghiệp.
Về ứng dụng khoa học công nghệ, ngành nông nghiệp đã tạo 3 trục sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm. Nhiều sản phẩm chủ lực cấp quốc gia, cấp tỉnh có hàm lượng khoa học công nghệ cao được áp dụng từ khâu sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến như: tôm, cá tra, sản phẩm gỗ…; nhiều nhà máy chế biến đã đi vào hoạt động và đang phát huy hiệu quả.
Năm 2020, trình Thủ tướng Chính phủ thành lập 2 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các địa phương công nhận 11 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; có 53 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tăng 11 doanh nghiệp so với năm 2019.
Về mục tiêu năm 2021, ngành NN&PTNT phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 2,7 - 3%, tốc độ tăng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản trên 2,8 - 3,1%; trong đó trồng trọt tăng 1,3%, chăn nuôi tăng 5,7%, thủy sản tăng 3,8%, lâm nghiệp tăng 5,0%.Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trên 42 tỷ USD; cả nước có 19.500 HTX nông nghiệp, trong đó trên 16.500 HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả...
Để đạt được những mục tiêu đề ra như trên, Bộ NN&PTNT cho biết sẽtiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa của từng vùng miền; đồng bộ hóa các giải pháp và chương trình, kế hoạch hành động phát triển nông nghiệp hiện đại, nông dân giàu có, nông thôn phồn thịnh, văn minh.
Thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn theo theo chuỗi giá trị với 3 nhóm sản phẩm chủ lực, đáp ứng nhu cầu thị trường, ứng dụng công nghệ cao, gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.
Đặc biệt, tổ chức liên kết chặt chẽ giữa các địa phương có các vùng nguyên liệu tương đồng, tạo đột phá trong phát triển nhanh, bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh hàng nông sản Việt Nam.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Xu hướng tiêu dùng xăng E5 ngày càng giảm
Giá thuê đất công nghiệp dự kiến sẽ tăng cao trong 3 năm tới
AWS dự kiến đầu tư hơn 5 tỷ USD vào Thái Lan
Việt Nam SuperPort cùng đối tác hợp tác phát triển hạ tầng logistics đường sắt, nâng cao năng lực thương mại quốc tế
Bộ Công Thương dẫn đầu các bộ về phục vụ người dân, doanh nghiệp năm 2024