Xuất khẩu nông sản còn “vướng” nhiều hàng rào kỹ thuật
Tháo gỡ khó khăn đầu tư tín dụng trong nông nghiệp / ActionCOACH tài trợ gói huấn luyện cho các dự án khởi nghiệp Lâm Đồng
Nhiều năm qua, sản xuất và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp luôn có mức tăng trưởng khả quan. Ngành nông nghiệp với nhiều sản phẩm có giá trị đã góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam đứng thứ 15 trên thế giới, mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của người dân.
Hàng rào kỹ thuật ngày càng khắt khe
Mặc dù vậy, xuất khẩu nông sản Việt Nam hiện tại cũng như trong tương lai cần phát huy tốt hơn nữa những lợi thế và tiềm năng. Đặc biệt, xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp cần tăng cường quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm, đảm bảo cho quá trình xuất khẩu an toàn và bền vững, vượt qua được các hàng rào kĩ thuật đang ngày càng gia tăng.
Nâng cao chất lượng sản phẩm, kiểm soát dư lượng bảo vệ thực vật đảm bảo cho sản phẩm xuất khẩu an toàn và bền vững. |
“Đối với an toàn thực phẩm, việc sử dụng hóa chất rất quan trọng trong quá trình sản xuất. Mặc dù hầu hết các nước đều phải sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong sản xuất nông nghiệp, nhưng sản phẩm nông nghiệp đáp ứng được quy định về mức dư lượng tối đa cho phép vẫn đảm bảo xuất khẩu tốt”, ông Hồng chia sẻ.
Thời gian qua, đã có hiện tượng hàng hóa nông sản xuất khẩu của Việt Nam bị trả về vì chất lượng kém, nguồn gốc nguyên liệu chế biến chưa rõ ràng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật còn cao.
Từ những tồn tại đó, ngành nông nghiệp luôn xác định mục tiêu gia tăng năng lực, nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để có thể mở rộng được thị trường, trong đó có những thị trường cực kỳ khó tính. Đặc biệt, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, xuất khẩu hàng hóa an toàn và bền vững luôn được Chính phủ và các ngành đặc biệt quan tâm.
Ông Jeroen Pasman, Trưởng phòng Kinh doanh xuất khẩu Công ty The Fruit Republic - chuyên hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu rau quả sang thị trường châu Âu, Mỹ,… cho biết, công ty ký hợp đồng với các nông hộ nhỏ, cùng nông dân sản xuất từ trên đồng ruộng. Công ty hướng dẫn nông dân sử dụng sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật và quản lýcác dư lượng, liều lượng để đảm bảo yêu cầu thị trường nhập khẩu.
“Mỗi một nhân viên kỹ thuật của công ty sẽ làm việc với khoảng 20-25 nông hộ để đảm bảo rằng mọi quy trình sản xuất đều đảm yêu cầu thị trường mong muốn. Thách thức lớn nhất hiện nay của nông nghiệp Việt Nam là thông tin cho nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như thế nào để đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Các công ty và ngành chức năng cần xây dựng được các quy chuẩn về chất lượng, dư lượng trong từng sản phẩm, phù hợp với Việt Nam cũng như quốc tế”, ông Jeroen Pasman cho biết.
Không coi nhẹ truy xuất nguồn gốc
Đánh giá cao sự chủ động trong xuất khẩu nông sản an toàn của Việt Nam, ông Siang Hee Tan-Giám đốc điều hành Crop Life Asia khuyến nghị, những nông hộ vẫn cần được sự chuẩn bị tốt hơn. “Bộ NN&PTNT cấn có các chính sách phù hợp, đảm bảo tất cả nhóm ngành nghề và đa phần người dân có thể đóng góp toàn diện vào tăng trưởng GDP ở Việt Nam từ ngành nông nghiệp”, ông Siang Hee Tan nói.
Ông Vương Trường Giang, Trưởng phòng An toàn thực phẩm và Môi trường, Cục Bảo vệ thực vật cho rằng, để giúp các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản vượt qua rào cản kỹ thuật của thị trường xuất khẩu, hơn lúc nào hết nhà nước cần phải nắm bắt được các rào cản tại các thị trường khác nhau, trên cơsở đó phổ biến cho các nhà xuất khẩu cũng như người sản xuất.
Nguyên Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật - Nguyễn Xuân Hồng cho hay, hàng năm, Cục nhận được nhiều cảnh báo các nước nhập khẩu sản phẩm của Việt Nam, trong đó các cảnh báo liên quan đến dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Cục đã nắm bắt các thông tin này, từ đó truy xuất nguồn gốc để phổ biến lại cho các cơ sở chế biến và xuất khẩu nông sản, đưa thông tin đến người dân nhanh chóng khắc phục tồn tại. Cơ chế truy xuất nguồn gốc hiện nay đang phổ biến và không thể thiếu tại mỗi quốc gia, đây là điều các doanh nghiệp cần quan tâm.
Ông Siang Hee Tan-Giám đốc điều hành Crop Life Asia khuyến nghị các biện pháp cho xuất khẩu nông sản bền vững. |
Ông Nguyễn Xuân Hồng lưu ý: Sản xuất nông nghiệp cần theo hướng thực hành nông nghiệp tốt và đi theo theo chuỗi giá trị. Các các vật tư, nguyên liệu đầu vào và người sản xuất phải hiểu được quy định của các nước nhập khẩu nông sản và người tiêu dùng. Do đó, tổ chức sản xuất là khâu quan trọng nhất, ngoài ra cần tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp, các hợp tác xã cũng như cơ quan quản lý nhà nước để kiểm soát tốt vấn đề an toàn thực phẩm, từ đó mới nâng cao được giá trị hàng hóa nông sản hướng đến xuất khẩu bền vững.
Còn theo ông Jeroen Pasman - Trưởng phòng Kinh doanh xuất khẩu Công ty The Fruit Republic, trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do, một mặt là điều kiện tốt để tự do thông thương, trao đổi hàng hóa, tuy nhiên vẫn còn nhiều hàng rào kỹ thuật khác mà Việt Nam còn phải đàm phán. Điển hình như sản phẩm chuối chưa xuất khẩu được sang Philippines, dừa chưa vào được Trung Quốc hay nhiều rau quả chưa sang được Nhật Bản vì các quy chuẩn, hàng rào kỹ thuật. Vì thế, Chính phủ cần tiếp tục đàm phán để gỡ được các hàng rào kỹ thuật đó.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngành bia và đồ uống đóng góp gần 60 ngàn tỷ đồng vào ngân sách mỗi năm
Giá cà phê thiết lập mức đỉnh mới
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc dự báo đạt kỷ lục
Tỷ giá ngoại tệ ngày 26/11/2024: USD tăng nhẹ
Giá vàng ngày 26/11: Vàng miếng, vàng nhẫn đồng loạt lao dốc
Giá nông sản ngày 26/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh