Xuất khẩu nông, thủy sản sang Nhật còn gặp khó
Trái cây Việt Nam mới chỉ có thanh long, xoài và chuối có mặt tại thị trường Nhật Bản. Còn hàng thủy sản đối mặt các quy định nghiêm ngặt kiểm soát tồn dư hóa chất, kháng sinh.
Tỷ giá ngoại tệ ngày 20/9: USD vững giá, Euro đi ngang / Đại gia săn lùng đặc sản cá "vong bất liễu ngư" quý như vàng
Hơn 10 năm kinh nghiệm xuất khẩu sang Nhật Bản, ông Đặng Văn Thái - Giám đốc Công ty Artex Gobelin cho rằng, bất kỳ loại nông sản nào, chỉ cần giữ được đặc trưng và thuần chủng thì sẽ được đón nhận tại thị trường Nhật. Các sản phẩm hữu cơ, đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của người Nhật sẽ được chào đón ở quốc gia này.
Ông Thái cho biết, khi sang Nhật, thấy người Nhật rất quý gạo hương lài, loại gạo trồng ở Việt Nam và Campuchia, được bán với giá rất cao trong các siêu thị ở Nhật. Tuy nhiên, gạo hương lài của Campuchia xuất khẩu sang đây có giá trên 850 USD/tấn, còn gạo Việt Nam chỉ bán được 600 - 650 USD/tấn, do khác nhau về phương thức sản xuất.
Nông dân trồng thanh long ở Tiền Giang. Ảnh: C.K.
Hiện nay, các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Nhật Bản là thủy sản và nông sản. Trong 7 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản đạt trên 734 triệu USD. Kim ngạch thương mại hai bên liên tục tăng trưởng trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Mạnh Hùng - Trưởng phòng Quan hệ quốc tế (Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương), nếu như giai đoạn 2011-2014, Việt Nam liên tục xuất siêu sang Nhật Bản, thì từ năm 2015 đến nay Việt Nam lại nhập siêu từ quốc gia này (năm 2017 nhập siêu 120 triệu USD, 7 tháng đầu năm 2018 nhập siêu 93 triệu USD).
Việc xuất khẩu nông sản, thủy hải sản của Việt Nam sang Nhật Bản vẫn gặp khó khăn, vướng mắc. Trái cây Việt Nam muốn sang được thị trường Nhật cần được xử lý hơi nước nóng, tránh côn trùng xâm nhập, hiện mới chỉ có thanh long (ruột đỏ và ruột trắng), xoài và chuối có mặt tại thị trường này.
Theo ông Hùng, để xúc tiến vào thị trường Nhật Bản, cần phải đổi mới phương thức tiếp cận thị trường, quảng cáo mạnh mẽ hơn nữa thương hiệu cho từng thế mạnh của sản phẩm xuất khẩu. Đồng thời chủ động tham gia xúc tiến thương mại, marketing giới thiệu nông sản có thế mạnh của vùng ĐBSCL tại các hội chợ uy tín ở Nhật Bản để thị trường và người tiêu dùng Nhật có cơ hội tiếp cận những nông sản ngon, chất lượng của Việt Nam.
Tận dụng hiệp định thương mại tự do
Tận dụng hiệp định thương mại tự do
Hằng năm, Cục Xúc tiến thương mại đều tổ chức đoàn doanh nghiệp đi tham dự các hội chợ, giao thương tại thị trường Nhật. Thời gian tới, Cục sẽ phối hợp Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ triển lãm TP Cần Thơ để lựa chọn các doanh nghiệp tham dự những hoạt động chung này. “Với những cách làm như vậy, chắc chắn các mặt hàng nông sản của Việt Nam sẽ có mặt tại thị trường Nhật trong tương lai gần” - ông Hùng nói.
Từ khi Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Nhật Bản có hiệu lực (1/12/2008), Nhật Bản đã loại bỏ thuế quan đối với 7.287 dòng thuế, tương đương 80% biểu thuế. Riêng đối với hàng thủy sản, Nhật Bản giảm thuế từ mức bình quân 5,4% năm 2008 xuống 1,31% năm 2019. Đặc biệt, tôm, cua, ghẹ và một số sản phẩm cá đã được hưởng thuế suất 0% ngay từ năm 2009.
Với Hiệp định Thương mại tự do song phương Việt Nam - Nhật Bản (có hiệu lực từ 1/10/2009), trong vòng 10 năm, khoảng 92% hàng hóa được miễn thuế khi vào thị trường của mỗi bên, nhóm hàng da giày Việt Nam được hưởng thuế suất 0% trong vòng 5-10 năm, nhóm hàng rau quả tươi cũng được hưởng thuế suất 0% sau 5-7 năm kể từ năm 2009, hàng nông sản giảm thuế bình quân từ 8,1% năm 2008 xuống 4,74% vào năm 2019.
Theo Tiền phong
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Công ty Cổ phần Dệt may Thắng Lợi bị xử phạt
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Cột tin quảng cáo