Xuất khẩu sắn dự báo tiếp tục gặp khó
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tháng 9/2019 ước đạt 198 nghìn tấn với giá trị đạt 78 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn 9 tháng đầu năm 2019 ước đạt 1,54 triệu tấn tương ứng với 598 triệu USD, giảm 15,7% về khối lượng và 14,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.
Trong đó, xuất khẩu sắn lát đạt 258 nghìn tấn, tương đương 55 triệu USD, giảm 58,1% về lượng và 58,6% về giá trị so với cùng kì năm trước. Xuất khẩu tinh bột sắn đạt 1,28 triệu tấn và 543 triệu USD, tương đương tăng 5,84% về lượng nhưng giảm 3,89% về giá trị so với cùng kì năm trước.
Tuy nhiên, so với tháng trước, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn có sự tăng nhẹ mặc dù xuất khẩu sắn lát sụt giảm mạnh. Cụ thể, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tháng 9 so với tháng 8 tăng 9,4% về lượng và 9,2% về giá trị, nhưng sau sự phục hồi nhẹ vào tháng 8, sắn lát tiếp tục sụt giảm 58,1% về lượng và 47,4% về giá trị do tồn kho nội địa thấp và giá sắn trong nước cao vì nguồn cung khan hiếm.
Trung Quốc vẫn tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2019, chiếm tới 88,6% giá trị xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam. Xuất khẩu sang thị trường này trong 8 tháng đầu năm 2019 đạt 1,36 triệu tấn tương đương 530,3 triệu USD, giảm 7,5% về khối lượng và giảm 3,5% về giá trị so với cùng kì năm 2018.
Phân tích nguyên nhân khiến xuất khẩu sang Trung Quốc giảm, đại diện Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản cho hay, do sự suy giảm cầu nhập khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Trung Quốc một phần bị ảnh hưởng do chính sách giảm lượng ngô tồn kho. Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), lượng nhập khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm 2019 giảm 33,9% so với cùng kì năm 2018. Trong đó, nhập khẩu sắn lát giảm 36,4%. Nhập khẩu sắn lát từ Việt Nam và Thái Lan giảm mạnh, lần lượt là 64,3% và 34,7%, tăng nhập khẩu từ Lào (tăng 181,2 lần).
Bên cạnh đó, Trung Quốc tăng cường kiểm soát nghiêm ngặt các quy định về nhãn mác, bao bì, thông tin sản phẩm tinh bột sắn Việt Nam và giảm thuế VAT với hàng hóa nhập khẩu chính ngạch thêm 3% từ mức 16% xuống còn 13% đã gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động xuất khẩu qua đường biên mậu.
Dự báo 3 tháng cuối năm 2019, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ gặp canh tranh khốc liệt từ các nước Thái Lan, Campuchia và Lào, đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường nhập khẩu sắn từ Lào và sản lượng sắn của Campuchia niên vụ 2019-2020 tiếp tục giảm thêm 20% so với vụ trước.
Bên cạnh những yếu tố bất lợi, các chuyên gia cho rằng, xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn của Việt Nam sang Trung Quốc được dự báo sẽ có dấu hiệu khởi sắc hơn. Nguyên nhân do, sắp vào mùa thu hoạch, nguồn cung trở nên dồi dào hơn mặc dù sản lượng dự kiến sẽ sụt giảm so với niên vụ trước do sản lượng sắn tại Tây Nguyên có thể không đạt như dự kiến do khô hạn và dịch bệnh, ước giảm tới 50%. Trong khi đó, hạn hán và dịch bệnh đe dọa cũng làm giảm 20% sản lượng của Thái Lan trong niên vụ 2019 – 2020. Tồn kho tại các doanh nghiệp của Trung Quốc gần như bằng không. Nguồn cung nhập khẩu cồn từ Mỹ giảm do thuế nhập khẩu cao (45%) trong khi Trung Quốc thực hiện Kế hoạch mở rộng sử dụng cồn ethanol, đạt 10 triệu tấn đến năm 2020, khiến nhu cầu nhập khẩu sắn tăng gấp đôi (ước tính tỷ lệ 2-2,3 kg sắn cho 1 lít ethanol).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 3/1/2025: SJC cùng vàng nhẫn tăng vọt
PMI ngành sản xuất sụt giảm tháng cuối năm 2024
Giá ngoại tệ ngày 3/1/2025: USD đạt mức cao mới, Index vượt ngưỡng 109
Giá nông sản ngày 3/1/2025: Cà phê và hồ tiêu tiếp tục giữ mức cao
Giá heo hơi ngày 3/1/2025: Ổn định trên cả nước
Đà Nẵng: Tổ chức 14 điểm bán hàng bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ 2025