Xuất khẩu trái cây ĐBSCL và những chuyển biến lớn về chất
Giá lúa gạo ở ĐBSCL thấp nhất 12 năm qua / Giá tôm nguyên liệu tại ĐBSCL tăng cao
Hiện nay, thủy sản mang lại nhiều giá trị nhiều nhất, xếp thứ hai là trái cây. Với trái cây, cũng có những quan niệm đã thay đổi so với trước đây. Nếu hỏi chuối, nhà nào ở miền Tây cũng sẽ có một vài cây và chuối được xếp vào loại cây tạp. Tuy nhiên, hiện nay chuối đang là loại cây xuất khẩu làm giàu. Ở vùng đất phèn xã biên giới Mỹ Bình, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, trước đây không ai nghĩ sẽ có một vườn chuối bạt ngàn 240ha, tương đương hơn 336 sân bóng đá ghép lại, chuyên trồng chuối xuất khẩu sang Nhật, Hàn Quốc.
Trước đây, quả ổi hồng không thể xuất khẩu, nay nước ép loại quả này giờ đây đã có mặt trong các sân bay, khách sạn 5 sao và cả hệ thống toàn cầu Starbucks. Và đây là niềm tự hào của chế biến nông sản ĐBSCL trong năm 2019.
Cũng trong năm 2019, lần đầu tiên một nhà máy hiện đại nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương được khánh thành tại tỉnh Long An, có thể xuất tươi, vừa đông lạnh, sấy, cô đặc và nước ép đóng chai.
Dù xuất khẩu trái cây trong năm qua có giảm hơn so với 2018, ngành trái cây lại chuyển biến lớn về chất, tạo hướng đi bền vững cho hoa quả Việt Nam khi giá trị xuất khẩu sang các thị trường khó tính tăng mạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Langfarm Center: Điểm tham quan, trải nghiệm và mua sắm mới lạ của Đà Lạt
Việt Nam: "Thỏi nam châm" hút vốn FDI
Giá nông sản ngày 6/1/2025: Cà phê và hồ tiêu duy trì mức ổn định
Giá heo hơi ngày 6/1/2025: Miền Nam tăng nhẹ, các khu vực khác ổn định
Tỷ giá ngoại tệ ngày 6/1/2024: USD tăng nhẹ, Nhân dân tệ giảm mạnh
Giá vàng ngày 6/1/2025: Cơ hội vượt mốc 3.000 USD/ounce?