Quốc tế

"Thổ Nhĩ Kỳ không có quan hệ chiến lược với Nga"

(DNVN) - Nhà phân tích Cenk Baslamis, người sáng lập và lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu chiến lược Thổ Nhĩ Kỳ-Nga nhận xét về triển vọng phát triển quan hệ 2 nước.

Người sáng lập và lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu chiến lược Thổ Nhĩ Kỳ - Nga, Cenk Baslamis gọi lá thư xin lỗi của Erdogan là một bước quan trọng tiến tới việc bình thường hóa quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời nhấn mạnh rằng hành động này đã được thực hiện chỉ sau lời tuyên bố của Vladimir Putin trong chuyến đi Athens.

Khi đó, Tổng thống Nga khẳng định Nga "cũng muốn cải thiện quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ". Ông Baslamis lưu ý rằng, hai bên cần phải tìm một công thức thỏa hiệp, trong đó Nga, nước ngay từ đầu yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện một số điều kiện cụ thể, có thể tuyên bố với công chúng rằng, họ nhận được những gì mà Nga đã yêu cầu.

Nhà phân tích Cenk Baslamis cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ không có quan hệ chiến lược với Nga.

Khi thực hiện bước đi này, Thổ Nhĩ Kỳ cũng không muốn lâm vào tình thế khó khăn trước dư luận xã hội. Theo ông, trong lá thư mà điện Kremlin đã nhận được có ghi một công thức thỏa thuận như vậy.

Nhà phân tích chỉ trích chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ vì chính sách của họ thiếu thận trọng, triệt để và không mang tính xây dựng trong quan hệ với Nga.

"Trong trường hợp này, tôi nói không chỉ về chính phủ hiện nay hay các nhà lãnh đạo của đất nước 15 năm trước đây. Tôi đang nói về một vấn đề chung - chính sách của Thổ Nhĩ Kỳ thiếu chiến lược trong quan hệ với Nga.

Nếu Thổ Nhĩ Kỳ có một chiến lược phát triển nghiêm túc và có cân nhắc trong mối quan hệ với Nga, thì nhà nước hoặc những người đại diện cho Nhà nước ở cấp cao nhất, sẽ hành động đúng theo chiến lược nghiêm túc này.

Mối quan hệ với Nga không thể được xây dựng cho triển vọng ngắn hạn để hướng tới sự cân bằng tạm thời của quyền lực. Nhà phân tích Baslamis nhấn mạnh rằng, trong bức thư gửi tới Tổng thống Vladimir Putin, ông Erdogan gọi Nga là một "đối tác chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ". 

 

Chuyên gia nhận xét rằng, "chúng tôi đã từng nghe ông Putin gọi Thổ Nhĩ Kỳ là một đối tác chiến lược. Nhưng, nếu tôi không nhầm, đây là lần đầu tiên Erdogan sử dụng định nghĩa này khi nói về mối quan hệ với Nga".

"Đây là một điểm quan trọng. Những sự kiện bắn rơi SU-24 đã củng cố vị thế của Nga trong khu vực, kể cả theo hướng Syria, và lá thư xin lỗi của Erdogan về mặt tâm lý đã cung cấp cho Nga một lợi thế lớn hơn so với Thổ Nhĩ Kỳ.

Điều đó sẽ được thấy rõ trong tương lai. Có lẽ công chúng sẽ không nhận thấy điều đó, nhưng, chắc chắn nội dung này sẽ thể hiện trong các cuộc trò chuyện đằng sau cánh cửa đóng kín. Ngoài một lời xin lỗi, Nga còn đưa ra một số điều kiện khác với Thổ Nhĩ Kỳ, và các điều kiện đó sẽ được thảo luận tại các cuộc đàm phán được giữ kín".

Nên đọc
Thu Phương (Theo Sputnik News)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo