Quốc tế

"Hạ nhiệt" với Nga là quyết định khôn ngoan nhất của Thổ Nhĩ Kỳ

(DNVN) - Những thiệt hại nặng nề mà cả Thổ Nhĩ Kỳ và Nga phải hứng chịu trong thời gian qua cho thấy Ankara chủ động hạ nhiệt căng thẳng với Nga là quyết định khôn ngoan.

Sự việc máy bay Nga bị không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ gần biên giới Syria ngày 24/11 năm ngoái đã châm ngòi cho một chuỗi những căng thẳng, trừng phạt và đe dọa trả đũa trong quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Thái độ kiên quyết không nhượng bộ lẫn nhau cùng những chỉ trích kiểu “ăn miếng, trả miếng” càng làm cho quan hệ giữa hai bên lún sâu vào khủng hoảng. 

Cùng với khủng hoảng ngoại giao là tổn hại về kinh tế-thương mại. Chỉ riêng trong tháng 1/2016, kim ngạch xuất khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ sang Nga chỉ còn 108 triệu USD, giảm 2/3 so với cùng kỳ năm ngoái. 

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan.

Ở chiều ngược lại, kim ngạch xuất khẩu từ Moskva sang Ankara giảm 30% xuống còn 1,3 tỷ USD. Ước tính cấm vận của Nga đã khiến tăng trưởng kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ giảm 0,3% trong năm 2016 với thiệt hại kinh tế lên tới 9 tỷ USD. 

Ngoài kinh tế, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang phải đối mặt với những nguy cơ về an ninh và bất ổn chính trị. Chỉ riêng nửa đầu năm nay, 7 vụ đánh bom khủng bố lớn tại hai thành phố Ankara và Istanbul đã khiến hơn 200 người thiệt mạng. 

Bên cạnh đó, cuộc xung đột kéo dài hơn 2 thập kỷ qua giữa chính quyền Ankara với cộng đồng người Kurd, vốn đã cướp đi sinh mạng của khoảng 40.000 người, đang có dấu hiệu leo thang nghiêm trọng. 

Trong cuộc đối đầu với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ không nhận được sự hậu thuẫn của đồng minh Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Washington ngay từ đầu đã tuyên bố "đứng ngoài" tranh cãi giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời kêu gọi Moskva và Ankara bỏ lại phía sau những bất đồng ngoại giao để tập trung vào mối đe dọa từ nhóm khủng bố IS.

Trong bối cảnh đó, việc Ankara và Moskva khôi phục quan hệ là điều hết sức cần thiết khi mà đại diện Tập đoàn dầu khí Gazprom của Nga Sergey Kupriyanov cho biết, sau khi Moscow nhận được lời xin lỗi từ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan về vụ bắn rơi máy bay chiến đấu Su-24, Gazprom sẽ nối lại các cuộc đàm phán với Ankara về việc xây dựng dự án đường ống dẫn khí "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ".

 

Trước đóhôm 27/4, Tổng thống Erdogan đã gửi một bức thư đến Tổng thống Vladimir Putin, trong đó xin lỗi về về cái chết của phi công Nga trong vụ tiêm kích F-16 của nước này bắn rơi cường kích Su-24. 

Ông Erdogan đã bày tỏ sự thương tiếc với người thân và gia đình viên phi công thiệt mạng của máy bay Su-24 và nói lời “xin lỗi”. Tổng thống Nga Vladimir Putin sau đó đã đồng ý điện đàm với ông Erdogan và bắt đầu tiến trình dỡ bỏ trừng phạt được áp đặt đối với Thổ Nhĩ Kỳ.

Phát biểu tại phiên họp nội các sau cuộc điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, Tổng thống Vladimir Putinnói: "Tôi sẽ lệnh cho Chính phủ Nga bắt đầu tiến trình bình thường hóa các mối quan hệ thương mại và kinh tế tổng thể với Thổ Nhĩ Kỳ."

Nên đọc
Thu Phương (Theo Reuters)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo