Quốc tế

Thổ Nhĩ Kỳ 'tố' Nga đang vô tình bảo vệ IS

(DNVN) - Trong một phát biểu mới nhất, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu cho rằng nhưng nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm diệt trừ các thánh chiến binh IS đang bị cản trở bởi thế lực từ Nga.

Tin tức từ báo Vietnamnet, trong một cuộc tấn công ngôn từ ầm ĩ đáp trả các tuyên bố cũng gây náo loạn không kém từ phía Moscow, ông Davutoglu thẳng thừng nói rằng chiến đấu cơ Nga "dường như đang bảo vệ IS bên trong không phận Syria".

Trước đó, giới chức Nga tuyên bố có trong tay bằng chứng chắc chắn rằng gia đình Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ góp phần cung cấp tài chính cho IS bằng cách mua dầu của tổ chức này.

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ (trái) và Tổng thống Nga (phải).

Phát biểu với các phóng viên ngày 13/1, Davutoglu mạnh mẽ lên án những gì ông coi là sự hiếu chiến của Nga, thề sẽ đáp trả bằng "mọi hình thức cần thiết" chống lại bất kỳ ai tấn công nước ông.

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra những lời trên, sau khi được hỏi liệu ông có cho phép các cuộc không kích trả thù IS sau vụ nổ do một kẻ ôm bom tự sát thực hiện ở Istanbul làm 10 người chết hôm 12/1 hay không.

Davutoglu còn tố Nga bảo vệ các chiến binh IS và ném bom các nhóm quân nổi dậy được phương Tây hậu thuẫn. Ông tuyên bố, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có các biện pháp an ninh thực tế hơn ở các vùng đông dân, sau khi Anh cảnh báo dân du lịch tránh xa những danh lam thắng cảnh đông người.

Được biết, sau sự vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay Su-24 của Nga ngày 24/11, quan hệ hai bên đã trở nên cực kỳ căng thẳng. Theo đó, nhằm đáp trả hành động bắn rơi máy bay Nga của Thổ Nhĩ Kỳ, Moskva đã đưa ra một loạt các biện pháp trừng phạt Ankara.

Cụ thể, chỉ 1 ngày sau khi chiếc Su-24 bị bắn rơi, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Soigu đã lệnh điều động các hệ thống phòng không S-400 tới Syria để đảm bảo an toàn cho lực lượng Nga, bên cạnh việc áp dụng biện pháp hộ tống máy bay ném bom bằng các máy bay tiêm kích.

 

2 ngày sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Su-24 của Nga, ngày 26/11, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đình chỉ tất cả các hợp tác giữa Bộ Quốc phòng Nga và lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm cả các đường dây nóng được hai nước thiết lập nhằm chống khủng bố tại Syria.

Về mặt ngoại giao, Nga ra quyết định hủy chế độ miễn thị thực cho công dân Thổ Nhĩ Kỳ từ ngày 1/1/2016. Theo Bộ trưởng Ngoại giao Nga, quyết định xuất phát từ nguy cơ khủng bố ngày càng tăng tại Thổ Nhĩ Kỳ và điều này trực tiếp đe dọa đến an ninh quốc gia Nga. Quyết định này của Nga có thể làm cho các công ty xây dựng và du lịch Thổ Nhĩ Kỳ bị thiệt hại nặng nề.

Về mặt thương mại, căng thẳng quan hệ hai bên thể hiện rõ khi Nga bắt đầu áp dụng biện pháp kiểm tra kiểm dịch thực phẩm và nông sản nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ. Quyết định này được cho là sẽ ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động xuất khẩu nông sản của Thổ Nhĩ Kỳ, khi có tới 20% số rau và thực phẩm nhập khẩu của Nga đến từ Thổ Nhĩ Kỳ, với giá trị nhập khẩu trên 1 tỉ USD.

Để gia tăng các biện pháp trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 3/12, Nga tuyên bố ngừng các cuộc đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ về dự án xây dựng đường ống dẫn khí đốt từ Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ và khu vực Nam Âu mang tên "Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ".

Ngày 3/12, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã có cuộc gặp bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) được tổ chức ở thủ đô Belgrade của Serbia. Tuy nhiên, cuộc gặp chỉ dừng ở mức độ hai bên cùng mong muốn không làm leo thang căng thẳng quan hệ song phương, không đạt được bước đột phá nào.

 

Ngay sau khi các lệnh trừng phạt từ phía Nga có hiệu lực, tình kình tế và chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ đang có dấu hiệu bất ổn. Và đây cũng là nguyên nhân làm xảy ra những cuộc cãi vã chưa đến hồi kết của Nga - Thổ.

Nên đọc
HÒA HẬU (t/h)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo