Quốc tế

Thực hư chuyện bà Angela Merkel 'selfie' với khủng bố

(DNVN) - Liên quan đến hình ảnh Thủ tướng Đức Angela Merkel từng "selfie" với kẻ đánh bom khủng bố Brussels, báo giới nước Đức đã bác bỏ thông tin sai sự thật trên.

Tin tức trên báo An ninh thủ đô, hôm 26/3, truyền thông Đức và thế giới xôn xao vì “phát hiện ảnh tự sướng" Thủ tướng Đức Merkel, chụp với người giống chiến binh đánh bom khủng bố ở thủ đô Brussels của Bỉ, vào ngày 22/3 vừa qua.

Người di cư chụp ảnh cùng bà Angela Merkel bị so sánh với kẻ đánh bom Brussels. Ảnh báo An ninh thủ đô.

Sự việc trở nên ồn ào sau khi người dùng Twitter phát hiện sự tương đồng đáng kinh ngạc giữa một trong những thủ phạm đánh bom khủng bố tại Brussels là tên Nadzhim Laashraui và người đàn ông trẻ tuổi ở trại tị nạn đã chụp ảnh chung với bà Angela Merkel hồi tháng 9/2015.

Tuy nhiên, cổng thông tin MMnews của Đức đã bác bỏ thông tin Thủ tướng Đức chụp ảnh selfie với nghi phạm đánh bom khủng bố Brussels, Bỉ. Báo Đức cũng xác minh, nhân vật thực sự xuất hiện trong bức ảnh bà Merkel là Anas Modamani. Báo Ngày nay thông tin. 

Anas Modamani đã bác bỏ lời đồn ác ý. Cậu cho biết câu chuyện đáng ra chỉ tức cười nếu không gây phiền toái đến thế. Sự lan truyền của tấm ảnh và những bình luận đã khiến cậu buồn.

Modamani, 19 tuổi đã rời khỏi Damascus, Syria trong cuộc nội chiến đẫm máu kéo dài 5 năm qua. Thanh niên này đến Đức hồi tháng 9 năm ngoái. Cậu đang sống với một gia đình người Đức ở Berlin và hàng vẫn đến trường như bình thường.

Trước đó hôm 25/3, văn phòng công tố viên xác nhận rằng, tên khủng bố Nadzhim Laashraui là kẻ đã kích nổ quả bom tại sân bay. Mùa thu năm 2015, nữ Thủ tướng Đức thăm một trại tỵ nạn ở Berlin, sau đó trên Internet và các phương tiện truyền thông xuất hiện những bức ảnh bà Merkel mỉm cười ôm những người di cư. Hành động của bà khi đó đã gây tranh luận trong các mạng xã hội và bị các chính trị gia Đức lên án.

 

Khi đó, Đức là nước có quan điểm khá “cởi mở” về vấn đề người nhập cư, khiến chính quyền của bà Merkel vấp phải làn sóng chỉ trích của các chính trị gia đối lập và cả một bộ phận dân Pháp. Tuy nhiên, không ai nghĩ rằng, những bức ảnh này lại gây nhiều sóng gió đến thế.

Nên đọc
Dã Quỳ (T/H)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo