Quốc tế

Thượng đỉnh An Ninh Hạt nhân: Trọng tâm là mối đe dọa thánh chiến

(DVN) - Sau vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân tại Washington hôm nay 2/4 dành trọng tâm cho mối đe dọa quân thánh chiến IS.

Sau loạt khủng bố tại Brussels và Paris, Nhà Trắng lo ngại về khả năng ứng phó của châu Âu với các nguy cơ tấn công khủng bố tại các thành phố lớn.

Nỗi ám ảnh “bom bẩn” bao trùm toàn Hội nghị Thượng đỉnhQuân thánh chiến đang có trong tay các nguyên liệu hạt nhân để có thể chế tạo “bom bẩn”. Một vụ nổ dù là phi hạt nhân cũng đủ phát tán các phân tử phóng xạ ra môi trường. Việc Bỉ phát hiện một đoạn video của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) theo dõi một quan chức về lĩnh vực hạt nhân nước này dài hàng chục giờ đang làm dấy lên nhiều nỗi lo sợ.

Tổng thống Mỹ Barack Obama và người đồng cấp Pháp Francois Hollande tại Washington.

Hôm qua 1/4, Tổng thống Obama nhấn mạnh đến nhu cầu tăng cường hợp tác xuyên Đại Tây Dương để “xác định các vụ tấn công tiềm tàng trong đó có việc phải chặn đứng nguồn tài chính cung cấp cho IS”.

Bên lề thượng đỉnh, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có nhiều cuộc họp song phương với nhiều nguyên thủ quốc gia. Nếu cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là về vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên thì hôm nay, cuộc hội đàm với Tổng thống Pháp Francois Hollande chủ yếu là về cuộc chiến chống khủng bố.

Tổng thống Obama đã hoan nghênh vai trò mà ông Francois Hollande đảm trách trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS. “Tổng thống Hollande đã đi đầu trong việc huy động nguồn lực cần thiết của cả châu Âu một cách hiệu quả trong việc trao đổi thông tin tình báo xuyên Đại Tây Dương.”

Đáp lại, ông Hollande cũng khen ngợi sự phối hợp cấp cao giữa Pháp và Hoa Kỳ trong phương diện thu thập thông tin để theo dõi các chiến binh nước ngoài từ đó cho phép chính phủ Iraq tái chiếm toàn bộ lãnh thổ và nhất là TP. Mosul.

Về phần Syria, ông Hollande cho rằng nước Pháp đã hành động cả về mặt quân sự lẫn chính trị để chống lại quân khủng bố. “Chúng tôi hiện diện ở vì tin rằng phiến quân IS đang mất dần lãnh địa. Hiện tại, mục tiêu giải phóng tiếp theo sau thành phố cổ Palmyra sẽ là thành phố chiến lực Raqqa. Còn trên bình diện chính trị, cần phải làm sao cho lệnh ngừng bắn đạt được và được tuân thủ cho đến giờ phút này có thể phục vụ cho một tiến trình chuyển tiếp chính trị và đàm phán”.

 

Ông cho biết thêm là “mục tiêu phải là một chính phủ khác, một chính phủ cho tương lai của Syria”. Cả hai tổng thống cũng tuyên bố ủng hộ chính phủ mới của Libya để ngăn chặn đà tiến của IS, đang muốn biến khu vực này thành một trong những thành trị của chúng”.

Nên đọc
Thu Phương (Theo Reuters)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo