Tin tức - Sự kiện

Thủy thủ VN được huấn luyện với “cánh buồm trắng” ra sao?

Để thành thạo chỉ huy con tàu huấn luyện, đội ngũ thủy thủ Việt Nam gồm 30 người hiện nay đang được huấn luyện trên một chiếc tàu cũng thuộc loại barkentine. Đó là chiếc ORP Iskra, có nghĩa là Tàu “Tia lửa” của Hải quân Ba Lan (ORP Okręt Rzeczypospolitej Polskiej – Tàu của Cộng hòa Ba Lan).

Tàu buồm Iskra ngoài đại dương


Thực tập trên tàu buồm Iskra


Để thành thạo chỉ huy con tàu huấn luyện, đội ngũ thủy thủ Việt Nam gồm 30 người hiện nay đang được huấn luyện trên một chiếc tàu cũng thuộc loại barkentine. Đó là chiếc ORP Iskra, có nghĩa là Tàu “Tia lửa” của Hải quân Ba Lan (ORP Okręt Rzeczypospolitej Polskiej – Tàu của Cộng hòa Ba Lan).

Tàu thuộc loại barkentine theo sê ri Pogoria[1] là tàu buồm đầu tiên được đóng tại Xưởng Lê nin Gdansk vào năm 1980, tiếp theo đó là các chiếc cùng sê ri như Iskra, Kaliakra (cho Bulgaria). Con tàu này được Zygmund Choren thiết kế và đóng năm 1982 nhằm thay thế cho chiếc tàu buồm huấn luyện cùng tên Iskra đã cũ kỹ (đóng năm 1929) phải giải bản.

Tàu Iskra có các đặc tính: MMSI: 261203000, lượng chiếm nước 380 tấn, dung tải 299 BRT, chiều dài toàn bộ 49 mét, chiều rộng 8 mét, mớn nước trung bình 3,8 mét, mớn mũi 3,6 mét, mớn đuôi 4 mét, chiều cao tối đa 33,5 mét, động lực phụ ngoài buồm diesel Volvo Penta D9MH công suất 355 CV (261 kW), chân vịt đường kính 1,5 mét, tốc độ tối đa 9 hải lý/giờ. Biên chế trên tàu bao gồm 5 sĩ quan,4 hạ sĩ quan và 9 thủy thủ. Trường học bao gồm 2 sĩ quan huấn luyện và bác sĩ, 45 học viên.

Tàu Iskra đã thực hiện một chuyến đi vòng quanh thế giới vào năm 1991-1992 và luôn tham gia các cuộc đua tàu buồm toàn cầu mang tên Cutty Sark và đã giành được giải thưởng vào các năm 2000, 2007.

Những nước dùng tàu barquentine để huấn luyện hải quân là Anh, Bỉ, Indonesia, Chi lê, Ba Lan… Một số nước dùng các loại tàu buồm lớn hơn. Đây là một tàu thuộc loại barquentine theo tiếng Anh, barkentina theo tiếng Ba Lan, hay còn gọi là barque, tức là tàu có ba cột buồm.

Loại buồm này có xuất xứ từ tây bắc châu Âu và Mỹ, khác hẳn với các loại buồm của chúng ta là các buồm thu lại được quanh thép buồm (Junk sail), buồm treo trên các barquentine là những buồm tứ giác (square-rigged).

Tàu buồm huấn luyện của Hải quân Việt Nam

Hiện nay, theo chúng tôi biết, con tàu chưa được đặt tên nên trên các cấu kiện của con tàu tại Xưởng của Cty MarPro Ltd đều ghi mã số là SPS-63. Được cải tiến từ các thiết kế của Pogoria, Iskra, con tàu SPS-63 có các đặc tính:

Chiều dài toàn thể 67 mét; chiều dài theo mặt boong  58,3 mét. Chiều rộng 10 mét. Mớn nước 4 mét. Tổng diện tích buồm 1400 mét vuông. 3 cột buồm cao 40 mét. Định biên 30 người. Học viên :80

Như vậy nó hơi lớn Iskra và cũng nằm trong các kích thước của tàu huấn luyện Hải quân Ấn độ Sudarshini. Công ty nhận đóng con tàu có tên tắt là MarPro viết tắt các chữ Marine Projects Ltd được thành lập vào năm 1989 từ một số kỹ sư xuất thân từ Xưởng Lenine Gdansk.

Ban đầu, họ mua được mảnh đất nhỏ trên đảo Ostrow, gần với Xưởng Lenine và chỉ tập trung làm các thiết kế công nghệ phụ giúp cho đóng tàu Ba Lan và nước ngoài. Tới năm 1999, việc làm ăn ngày càng khấm khá, MarPro mua được mảnh đất mới ven sông Vistula, trong khu công nghiệp cảng Gdansk và ngày cang hiện đại hóa công xưởng. Năm 2003, MarPro thành lập một công ty con tên là Conrad, chuyên chế tạo các yacht sang trọng, các loại thuyền buồm.

Việc có được tên này có ý nghĩa rất lớn vì như ta đã biết, Joseph Conrad là thuyền trưởng - nhà văn Anh gốc Ba Lan nổi tiếng thế giới, với những tác phẩm đã được dựng phim, và đưa vào sách giáo khoa tiểu và trung học.

Một chiếc tàu buồm mang tên Joseph Conrad đã từng nhiều lần vòng quanh thế giới hiện nay được triển lãm tại Bảo tàng Mystic Hoa Kỳ. Điều đặc biệt là tàu buồm này có trang bị 4 súng máy WKM – Bm cỡ 12,7 mm do nhà máy Tarnow (Zakłady Mechaniczne Tarnów SA) để ngoài việc huấn luyện còn làm công tác tuần tra trên biển.

Theo dự kiến, tàu buồm huấn luyện này sẽ về Việt Nam vào mùa thu năm nay. Những người chơi thuyền buồm chúng ta rất vui mừng khi đội tàu Việt Nam có con tàu này. Và còn nhiều chuyện quanh những cánh buồm, những phong tục tập quán biển của buồm mà ngày nay chúng ta mới đề cập tới!

Báo Đất Việt
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo