Bàn giải pháp thúc đẩy tín dụng ngành hàng nông sản chủ lực Đồng bằng sông Cửu Long
Tiết kiệm chi cần thực hiện cùng với nỗ lực tăng thu / Nền kinh tế số Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ở mức hai con số
Tham dự hội thảo có Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú; lãnh đạo một số cơ quan của Quốc hội; lãnh đạo các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); các hiệp hội, tổ chức tín dụng và gần 200 doanh nghiệp sản xuất, cung ứng hàng hoá nông sản chủ lực trong khu vực.
Bà Phạm Thị Thanh Huyền - Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến tháng 9/2024, tổng dư nợ tín dụng vùng ĐBSCL đạt 1,18 triệu tỷ đồng, tăng 8% so với cuối năm 2023. Trong đó, dư nợ trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn đạt 643 nghìn tỷ đồng, chiếm 54% tổng dư nợ của vùng và chiếm 19,5% tổng dư nợ tín dụng cả nước. Riêng dư nợ ngành lúa gạo tại vùng đạt khoảng 124 nghìn tỷ đồng, tăng 18% so với cuối năm 2023, chiếm 11% dư nợ toàn vùng và 53% dư nợ tín dụng lúa gạo cả nước.
Nhằm tạo điều kiện cho người dân, hợp tác xã và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều cơ chế, chính sách tài chính, tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp.
Điển hình là cơ chế, chính sách cho vay hỗ trợ tổn thất nông nghiệp - nông thôn, tổn thất sau thu hoạch; chương trình thu mua, tạm trữ lúa gạo; cho vay nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; chương trình tín dụng ưu đãi thực hiện đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp vùng ĐBSCL; gói tín dụng 30.000 tỷ đồng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản…
Đối thoại “Thúc đẩy tín dụng cho nông sản chủ lực lực vùng ĐBSCL”tại hội thảo.
Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, trong cơ chế, chính sách tín dụng vẫn còn những hạn chế như chính sách ứng dụng công nghệ cao chưa được cụ thể hóa trên thực tế nên chưa thu hút được nguồn lực cần thiết trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao; liên kết, hợp tác giữa 4 nhà trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ còn thiếu chặt chẽ, bền vững; các cam kết bao tiêu sản phẩm đầu ra chưa được thực hiện nghiêm túc, ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ hàng hóa tạo khó khăn cho ngân hàng khi thu hồi vốn vay.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp nông nghiệp chưa đáp ứng được điều kiện vay vốn (phương án kinh doanh thiếu khả thi, vốn chủ sở hữu và năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp còn hạn chế); vấn đề minh bạch thông tin của bên vay và quy trình, thủ tục vay vốn còn rườm rà; thiếu các sản phẩm tín dụng đặc thù…
Để khắc phục những hạn chế, khó khăn, tại hội thảo, nhiều chuyên gia, doanh nghiệp đã đề xuất Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi với lãi suất phù hợp nhằm khuyến khích các chủ thể sản xuất, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay nông nghiệp - nông thôn.
Bên cạnh đó, thực hiện các giải pháp tăng khả năng tiếp cập dịch vụ tài chính nhà nước; xây dựng, đổi mới chính sách và quy trình cấp tín dụng nông nghiệp - nông thôn đối với từng phân khúc khách hàng, đảm bảo đúng quy định nhưng đơn giản hóa thủ tục, dễ hiểu; thiết kế các sản phẩm đặc thù để tài trợ chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị tín dụng cho nông nghiệp sạch - xanh, nông nghiệp công nghệ cao và các sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp.
Đồng thời, cơ cấu lại mạng lưới, kênh phân phối hoạt động phù hợp hơn đối với khu vực nông nghiệp - nông thôn (gồm cả kênh phân phối truyền thống và hiện đại); nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, công nghệ phục vụ tín dụng đối với lĩnh vực này; sớm thành lập thị trường tín chỉ carbon (tạo điều kiện “bán” tín chỉ carbon)...
Đối với nông dân, doanh nghiệp thì tổ chức tín dụng cần chủ động tiếp cận đánh giá nhu cầu thị trường, nâng cao trình độ quản lý, năng lực sản xuất, lành mạnh hóa tình hình tài chính và xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, hiệu quả để tăng khả năng tiếp cận vốn vay; xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bài bản, hiệu quả cùng phương án trả nợ vay khả thi nhằm giảm áp lực trong quản lý rủi ro cho các tổ chức tín dụng…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Không gian Tết Việt bên bờ biển Đà Nẵng thu hút du khách
Nỗ lực quản lý tài nguyên thiên nhiên tại các khu dự trữ sinh quyển thế giới
Bộ Chính trị điều động, phân công chức vụ Bí thư các tỉnh, thành Tây Nam bộ
Thúc đẩy đào tạo trong lĩnh vực bán dẫn, sản xuất thông minh
Làng nghề bánh tráng nhộn nhịp sản xuất phục vụ Tết
Chuyên gia WEF tin tưởng 'kỷ nguyên mới' của Việt Nam