Tin tức - Sự kiện

Bộ GD&ĐT sẽ thanh tra về sách tham khảo, học phí trường quốc tế

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho biết, năm học 2020-2021 thanh tra Bộ sẽ chú trọng vào một số vấn đề nóng dư luận quan tâm.

Thừa Thiên Huế: Mưa lũ làm 5 người thương vong, học sinh nghỉ học hết tuần / Thừa Thiên Huế: Dự báo mưa lũ còn kéo dài, các hồ thuỷ điện tiếp tục điều tiết nước

Ngày 9/10, tại Hội nghị tổng kết công tác thanh tra năm học 2019-2020, triển khai nhiệm vụ thanh tra năm học 2020-2021, Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Đức Cường cho biết: Thời gian qua, các Sở GD&ĐT đã quan tâm xây dựng lực lượng cán bộ làm công tác thanh tra, cộng tác viên thanh tra, thực hiện bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ này.

Tuy nhiên, do lực lượng thanh tra của Sở GD&ĐT còn mỏng, nhiều nơi chưa có đủ cán bộ thanh tra theo quy định nên việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thanh tra còn khó khăn. Vẫn còn một số Sở GD&ĐT chưa kiên quyết thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục và việc theo dõi, xử lý sau thanh tra theo quy định…

"Năm học 2020-2021, công tác thanh tra giáo dục sẽ tập trung rà soát, bám sát nhiệm vụ năm học để xây dựng kế hoạch thanh tra và tổ chức thanh tra trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với tình hình thực tế. Kịp thời thanh tra, kiểm tra những vấn đề nóng, phức tạp. Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả đội ngũ thanh tra, cộng tác viên thanh tra. Đồng thời, tăng cường phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra, tạo chuyển biến rõ nét về tổ chức và hoạt động thanh tra, góp phần đảm bảo kỷ cương, kỷ luật, nâng cao chất lượng giáo dục", Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT Nguyễn Đức Cường cho hay.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng chủ trì Hội nghị.

Theo thống kê, năm học 2019-2020 đã có tổng số 1.602 đơn vị được thanh tra. Trong đó, thanh tra hành chính 308 đơn vị; thanh tra chuyên ngành 1.159 đơn vị, thanh tra đột xuất 135 đơn vị.

Nội dung các cuộc thanh tra tập trung vào công tác quản lý của thủ trưởng đơn vị, một số vấn đề nóng như dạy thêm, học thêm; thu chi đầu năm học; sử dụng văn bằng chứng chỉ; việc tuyển dụng và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên; việc thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho rằng, năm học này phải chấm dứt tình trạng Sở không có phòng Thanh tra, lãnh đạo Thanh tra. Thanh tra là tai mắt của lãnh đạo, là công cụ của người quản lý. Thanh tra có mạnh thì công tác lãnh đạo, quản lý mới mạnh. Vì vậy, trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế theo chủ trương chung, kiên quyết không cắt giảm biên chế số lượng cán bộ làm công tác thanh tra, mà phải từng bước tăng cường, hoàn thiện đội ngũ này, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ đặt ra.

"Thanh tra là tai mắt của lãnh đạo, là công cụ của người quản lý, thanh tra có mạnh thì công tác lãnh đạo, quản lý mới mạnh. Vì vậy, trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế theo chủ trương chung, kiên quyết không cắt giảm biên chế số lượng cán bộ làm công tác thanh tra, mà phải từng bước tăng cường, hoàn thiện đội ngũ này, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ đặt ra", Thứ trưởng nói.

Bộ GD&ĐT sẽ thanh tra về sách tham khảo, học phí trường quốc tế - Ảnh 2.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

 

Thứ trưởng yêu cầu lực lượng thanh tra cần nhanh nhạy, nắm bắt vấn đề, không chỉ nắm bắt thụ động qua báo chí, người dân, đơn thư mà còn phải chủ động nắm bắt qua các kênh khác để tham mưu cho lãnh đạo. Trong quá trình tác nghiệp, cần chú ý tới công tác hậu kiểm, xử lý sau thanh tra, "bởi nếu buông lỏng, coi nhẹ kết luận của mình, sẽ mất hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra".

Đối với nhiệm vụ công tác thanh tra năm học 2020-2021, Thứ trưởng đề nghị, ngoài nhiệm vụ thường xuyên, Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở cần nhận định đúng tình hình năm học để chú trọng vào một số hoạt động thanh tra cụ thể như vấn đề thu học phí của các trường quốc tế trong điều kiện dịch bệnh COVID-19, vấn đề sách tham khảo, hoạt động liên kết đào tạo…

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm