Tin tức - Sự kiện

Bộ Y tế đề nghị Bình Dương hoàn thiện hồ sơ công nhận liệt sỹ cho nữ hộ sinh hy sinh khi chống dịch COVID-19

Bộ Y tế đề nghị UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo các sở, ngành liên quan hoàn thiện hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền xem xét xác nhận liệt sỹ với nhân viên y tế hy sinh khi tham gia công tác chống dịch COVID-19

Thủ tướng yêu cầu thần tốc xét nghiệm diện rộng toàn TP Hồ Chí Minh để phát hiện F0 / Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dâng hương tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Bộ Y tế nhận được thông tin đồng chí Dương Nguyễn Thuỳ Trinh, nhân viên Khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa tỉnhBình Dươngđã hy sinh trong khitham gia công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19tại tỉnh Bình Dương.

Bộ Y tế chia sẻ sâu sắc và tri ân với gia đình đồng chí Dương Nguyễn Thuỳ Trinh, người chiến sỹ áo trắng đã hy sinh trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

Bộ Y tế đề nghị Bình Dương hoàn thiện hồ sơ công nhận liệt sỹ cho nữ hộ sinh hy sinh khi chống dịch COVID-19

 - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Để ghi nhận sự hy sinh cao cả của đồng chí Dương Nguyễn Thuỳ Trinh cũng như của các cán bộ, nhân viên y tế tỉnh Bình Dương và toàn thể cán bộ nhân viên y tế trên cả nước đang ngày đêm quên mình tham gia vào công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19, căn cứ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Nghị định 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;Và Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thủ tục về lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và nhân thân, Bộ Y tế kính đề nghị UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành liên quan hoàn thiện hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền xem xét xác nhậnliệt sỹđối với đồng chí Dương Nguyễn Thuỳ Trinh.

Theo bà Trần Thị Trang, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết theo khoản 3 điều 59 luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và Điểm k khoản 1 điều 14 Pháp lệnh ưu đãi người có công thì họ được xem xét công nhận là liệt sỹ.

Cụ thể, khoản 3 điều 59 luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm quy định "Trong quá trình chống dịch, khi người tham gia chống dịch dũng cảm cứu người mà bị chết… thì được xem xét để công nhận liệt sỹ… theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng". Điểm k khoản 1 điều 14 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng cũng quy định điều kiện để được công nhận liệt sỹ là "đặc biệt dũng cảm cứu người…" nhưng phải là "tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, lan tỏa rộng rãi trong xã hội".

Vậy ai có thẩm quyền công nhận liệt sỹ cho họ, theo bà Trần Thị Trang, quy định tại Khoản 3 Điều 18 Nghị định 31/2013/NĐ-CP thì: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thủ trưởng các Bộ và tương đương kiểm tra hồ sơ, thủ tục xác nhận liệt sĩ chuyển Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng "Tổ quốc ghi công".

Hồ sơ, thủ tục đề nghị công nhận gồm những gì, Phó Vụ trưởng Trần Thị Trang thông tin: Theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 18 Nghị định 31/2013/NĐ-CP:

 

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị, chính quyền địa phương có người hy sinh có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị xác nhận liệt sĩ.

- Cấp giấy báo tử: Người hy sinh là quân nhân, công nhân viên quốc phòng do Thủ trưởng Trung đoàn hoặc cấp tương đương trở lên;

Người hy sinh là công an nhân dân, công nhân viên công an nhân dân do Giám đốc Công an cấp tỉnh hoặc cấp tương đương trở lên;

Người hy sinh thuộc cơ quan trung ương do Bộ trưởng hoặc cấp tương đương;

Người hy sinh thuộc cơ quan cấp tỉnh quản lý do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

 

Người hy sinh thuộc cơ quan cấp huyện hoặc cấp xã và các trường hợp đóng trên địa bàn không thuộc quy định tại Điểm a, b, c, d Khoản này do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Vì thế, bà Trang cho rằng, cán bộ công tác tại phòng Tổ chức cán bộ của các cơ sở y tế có thể lập hồ sơ đề nghị công nhận liệt sỹ ngay cho cán bộ của cơ sở mình nếu không may vì chống dịch mà hy sinh.

Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến trưa ngày 21/8 đã có 14.543 cán bộ, y bác sĩ, sinh viên ngành y thuộc Bộ Y tế, các Cục/Vụ/ Viện/Trường/Bệnh viện và tại 35 tỉnh, thành phố đã đến TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam hỗ trợ công tác phòng chống dịch COVID-19.
Tất cả những "chiến sĩ" áo trắng vào tâm dịch theo mệnh lệnh trái tim đã và đang ngày đêm miệt mài cả tâm- sức- trí trên các mặt trận truy vết, lấy mẫu và xét nghiệm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong chống dịch và điều trị bệnh nhân COVID-19…


 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm