Tin tức - Sự kiện

Cận cảnh sân bay tư nhân đầu tiên "siêu hiện đại" sắp khai thác

Sân bay Vân Đồn đang hoàn thiện những hạng mục cuối cùng trước khi đưa vào khai thác vào 25/12/2018.

Toshiba sa thải 7.000 nhân viên, cố vực dậy doanh nghiệp / Doanh nghiệp dưới 10 lao động được miễn tổ chức hội nghị NLĐ

VD1

Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn đã cơ bản hoàn thành, sẵn sàng cho việc đưa vào khai thác thương mại vào ngày 25/12 tới

Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn có tổng mức vốn đầu tư 7.500 tỷ đồng, được khởi công từ đầu năm 2015, dự kiến sẽ khai thác chuyến bay thương mại đầu tiên vào ngày 25/12/2018.

Đến nay, các hạng mục khu bay gồm đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ, hệ thống đèn hiệu khu bay, hệ thống cất hạ cánh bằng thiết bị ILS, hệ thống quan trắc khí tượng tự động, hệ thống chiếu sáng thoát nước... đã hoàn thành. Hạng mục nhà ga đã hoàn thành phần xây dựng. Về cơ bản, các thiết bị đã được lắp đặt, đang thực hiện hiệu chỉnh. Nhà điều hành và các hạng mục phụ trợ như sân vườn, thoát nước đang được nhà thầu hoàn thiện.

Ông Đặng Minh Trường, Phó chủ tịch, Tổng giám đốc Sun Group - nhà đầu tư sân bay tư nhân đầu tiên của cả nước này cho biết, CHK quốc tế Vân Đồn sau khi đi vào khai thác sẽ rút ngắn khoảng cách từ Quảng Ninh đến các thành phố lớn trong cả nước và trên thế giới. Về vị trí địa lý, Vân Đồn cách Nhật Bản 6 giờ bay, Singapore hơn 3 giờ bay, Đài Loan là 3 giờ bay, Hong Kong 2 giờ bay.

Cục trưởng Đinh Việt Thắng thông tin, CHK quốc tế Vân Đồn được quy hoạch và xây dựng để phục vụ cho các loại máy bay lớn nhất hiện nay và để phục vụ các đường bay tầm trung, tầm xa, đặc biệt là các chặng bay khoảng từ 6-10 tiếng. Thời gian đầu, Vân Đồn dự kiến đón khoảng 2 triệu khách/năm và có thể được xây dựng, mở rộng về lâu dài để đón được khoảng 10 triệu khách/năm.

Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn đang phối hợp cùng tỉnh Quảng Ninh triển khai tìm kiếm thị trường bay tại các nước trên thế giới và trong khu vực, trong đó sẽ tập trung vào các thị trường Đông Bắc Á (Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan) và Đông Nam Á (Thái Lan, Malaysia, Singapore, Campuchia); tại thị trường trong nước, sẽ tập trung vào khu vực miền Trung và miền Nam (Huế, Đà Nẵng, Cam Ranh, Đà Lạt, Phú Quốc).

 

Dự kiến, các hãng bay của Việt Nam có kế hoạch bay quốc tế, nội địa và bay charter (thuê chuyến) cho các thị trường quốc tế đi/đến từ Vân Đồn là Vietnam Airlines và Vietjet.

Một số hình ảnh CHK quốc tế Vân Đồn:

San bay (12)

Trong năm đầu tiên mở cửa, sân bay Vân Đồn sẽ đón khoảng 500.000 lượt khách. Công suất thiết kế sân bay giai đoạn đầu là 2 triệu khách/năm và sẽ tăng lên 5 triệu khách/năm vào năm 2030

VD2

Khu vực làm thủ tục hàng không đã cơ bản hoàn thành

VD9

Một nam công nhân đang hoàn thiện những tấm biển chỉ dẫn cuối cùng trong nhà ga

VD3

Sân bay được thiết kế để tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên

VD5

Khu băng tải hành lý đã được lắp đặt hoàn thiện

VD7

Khu vực bên ngoài nhà ga đã hoàn thiện, chỉ còn khâu vệ sinh cuối cùng

Sân bay Vân Đồn 135

Các ống lồng đã sẵn sàng chờ ngày đón tàu bay khai thác

Sân bay Vân Đồn 90

Các nhà cung cấp nhiên liệu cũng đã có mặt để vận hành hệ thống tại Vân Đồn

San bay (9)

Tháp không lưu đã hoàn thành, sẵn sàng điều hành các chuyến bay đi/đến

Đài kiểm soát không lưu - CHK Quốc tế Va

Bên trong Đài kiểm soát không lưu Vân Đồn

Sân bay Vân Đồn 143

Hệ thống đường băng, đường lăn nhìn từ trên cao

Đường băng Cảng hàng không quốc tế Vân

Hệ thống đèn dẫn đường ở CHK quốc tế Vân Đồn đã được lắp đặt hoàn chỉnh

Theo baogiaothong.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm