Choáng váng lớp toàn giỏi, chỉ một học sinh khá
Ấn tượng 2 lớp học có 100% thí sinh đỗ đại học vào những trường top 1 / TPHCM: Yêu cầu các trường không báo cáo thành tích trong lễ khai giảng
Theo một bảng thông báo kết quả học tập được nhiều người chia sẻ trên mạng xã hội thì lớp học này có 42 học sinh đạt 97,7% học lực giỏi và chỉ duy nhất 1 em đạt học lực khá. Về hạnh kiểm thì cả 43 em đều đạt mức tốt.
Được biết, đây là kết quả học tập lớp 6 được thông báo trong buổi họp phụ huynh cuối năm của một trường THCS ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Có thể nhiều người sẽ vui mừng với kết quả học tập này của con nhưng bên cạnh đó cũng có người mang nặng tâm tư, trăn trở về thành tích học tập của con trẻ.
Chia sẻ bảng thông báo kết quả này, chú của một em học sinh - thay bố mẹ đi họp cho cháu - cho biết mình không biết các học sinh khác như thế nào nhưng riêng với cháu mình, gia đình rất băn khoăn.
Đứa cháu 12 tuổi nhưng theo đánh giá của người thân, cháu chưa có thái độ tôn trọng người khác, không biết quan tâm đến mọi người và không tự chịu trách nhiệm, không biết tự chăm sóc bản thân. Điều mà nhiều người xung quanh dễ thấy là cháu không nói được một câu giao tiếp rõ nghĩa và chuẩn mực.
Người chú nói ra những điều này không phải đỗ lỗi cho nhà trường việc cháu kém kỹ năng mà họ hiểu, đây là vai trò là từ gia đình. ANh chia sẻ để mọi người nhìn nhận, so sánh sự chênh lệch giữ kết quả học và thực tế rời xa thế nào để có đánh giá về con trẻ phù hợp, tránh ảo tưởng.
Trên thực tế, nhìn vào bảng điểm, kết quả học tập toàn giỏi của con, nhiều gia đình có thể "né tránh" hoặc thậm chí thiếu tỉnh táo khi đánh giá về con mình. Trong khi nhiều trường học hay bản thân giáo viên vẫn đang chạy theo đánh giá học sinh theo thành tích, điểm số.
Thời điểm tổng kết năm học, nhiều trường học, giáo viên vẫn công khai điểm số, thứ hạng trong lớp của học sinh. Nhiều em có điểm tổng kết trên 7 phẩy, gần 8 phẩy theo xếp hạng đã nằm ở bét lớp.
Rõ ràng mức điểm này nếu đúng là năng lực của các em, rõ ràng là mức điểm tốt, đáng để tự hào nhưng đặt trong tổng thể "toàn giỏi" thì lại khó tránh sự chạnh lòng.
Một nhà quản lý giáo dục ở bậc tiểu tại TPHCM nên quan điểm, nếu kết quả lớp nhiều học sinh giỏi ở bậc tiểu học thì còn dễ hiểu. Yêu cầu của bậc tiểu học đơn giản, phù hợp với khả năng của các em, các em chỉ cần được được yêu cầu đó là đã được đánh giá là giỏi. Nhưng từ bậc THCS cơ sở thì nhiều môn, nhiều giáo viên mà... học sinh toàn giỏi thì cần xem lại.
Nói về kết quả 42/43 học sinh đạt học lực loại giỏi của bảng thông báo trên, phó hiệu trưởng một trường THCS điểm nằm ở Q.1, TPHCM, cho biết so với bình quân trường mình, kết quả như vậy là cao. Trường ông học sinh vào phải qua vòng tuyển nhưng kết quả có học sinh trung bình là bình thường. Bình quân khoảng 30 - 35% học sinh khá và trung bình.
Theo ông, nếu muốn đánh giá chất lượng về mặt kiến thức nên căn cứ vào bài thi học kỳ sẽ sát hơn. Còn điểm trung bình cả năm đa dạng hình thức đánh giá, đánh giá cả quá trình, giáo viên có thể cho bài theo nhóm hoặc "nương tay" nên có thể điểm kéo điểm trung bình lên cao.
Ngoài ra, vị phó hiệu trưởng này khuyến cáo, phụ huynh chỉ nên chú ý đầu năm và cuối năm hay giữa hai học kỳ, con có tiến bộ, cải thiện không, điểm thi học kỳ vào điểm quá trình có chênh lệch nhau không. Tuyệt đối không so sánh con mình với đứa trẻ khác.
Điểm số là một kênh để phụ huynh có thể đánh giá khả năng học tập, tiếp thu kiến thức của con. Nhưng quan trọng hơn phụ huynh đừng quá chú ý điểm số mà bỏ qua quan tâm con mình có đang phát triển một cách lành mạnh không. Đó là yêu thích việc học, vui vẻ khi đến trường, hợp tác với bạn bè, thầy cô; thái độ cư xử với các vấn đề xung quanh...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sóc Trăng có tân giám đốc công an tỉnh
Đà Nẵng: Phẫu thuật laser bóc u tuyến tiền liệt nặng 120g cho cụ ông 95 tuổi
Đường hoa xuân Menas Mall 2025: Hành trình gắn kết, khơi nguồn thịnh vượng
Bên lề WEF Davos 55: Đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam - Cất cánh trong kỷ nguyên thông minh
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với WEF về đổi mới sáng tạo
Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại chính sách đặc biệt tại WEF Davos